Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế là vấn đề cần sớm được giải quyết
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu tại phiên họp |
Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu Bàn giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế |
Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát tình hình trong nước và thế giới, góp phần ổn định kinh tế giúp kiểm soát vĩ mô, ổn định kinh tế, lạm phát, tỷ giá ổn định, thanh khoản đảm bảo lãi suất giảm dần… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Làm rõ thêm các ý kiến liên quan đến tiến độ giải ngân chương trình hỗ trợ lãi suất không được như mong muốn, Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã triển khai rất quyết liệt và khẩn trương. Ngay khi Nghị định 31/2022/NĐ-CP được ban hành, NHNN đã nhanh chóng hướng dẫn các TCTD tất cả những điều kiện, các quy trình, thủ tục và triển khai tập huấn, cũng tổ chức rất nhiều hội nghị đối thoại với cả ngân hàng và khách hàng và cũng có rất nhiều văn bản chỉ đạo, đốc thúc triển khai Chương trình suốt thời gian qua.
Về ý kiến cho rằng điều kiện cho vay của Chương trình hỗ trợ lãi suất còn khó khăn, Phó Thống đốc cho biết, trong Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN không đưa ra bất kỳ điều kiện gì thêm so với Nghị quyết 43. Đây là khoản vay thông thường, một khi khách hàng đã vay của TCTD, nếu nằm trong phạm vi đối tượng thụ hưởng sẽ được hưởng hỗ trợ lãi suất. Qua rà soát của các NHTM, năm 2022, trong tổng dư nợ được rà soát là 850 nghìn tỷ đồng với 750.000 khách hàng vay thì có 87% không đáp ứng được điều kiện trong quy định của Chương trình. Số còn lại thì 7% được hỗ trợ lãi suất, 26% không phản hồi có muốn được hỗ trợ lãi suất hay không; và 67% thì trả lời không có nhu cầu.
Liên quan đến phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã thường xuyên trao đổi Bộ Tài chính để điều tiết thanh khoản và huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi ra vào NHNN và các NHTM hợp lý để đảm bảo ổn định thanh khoản của hệ thống và điều tiết tiền tệ một cách hợp lý.
Về hỗ trợ cho tài khóa, qua theo dõi công tác phát hành trái phiếu Chính phủ cho thấy, năm 2022 đã phát hành được 214/214 nghìn tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Năm 2023, đến nay đã phát hành được 258/400.000 tỷ đồng, chiếm 64% kế hoạch với lãi suất kỳ hạn 5 năm khoảng 1,64%, 10 năm khoảng 2,38% và 15 năm 2,61%; trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 5 năm là 4,6%, 10 năm cũng khoảng 4,6%. Phó Thống đốc cho rằng, nếu thanh khoản không tốt và không kiểm soát được lạm phát, không ổn định được thị trường tiền tệ và không ổn định được tỷ giá thì không thể phát hành được TPCP với lãi suất thấp và đạt khối lượng như trên. Điều này cũng khẳng định thanh khoản hệ thống tốt, nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế là vấn đề cần sớm được giải quyết.
Liên quan đến chương trình cho vay mà NHCSXH triển khai theo Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19: theo báo cáo của Chính phủ, ngân hàng đã giải ngân là khoảng 4.787 tỷ đồng và thu nợ là 4.769 tỷ đồng, còn phải thu là khoảng trên 17 tỷ đồng. Tỷ lệ này chỉ chiếm 0,3% dư nợ đã giải ngân nhưng nhìn chung chất lượng như vậy là tương đối tốt. NHCSXH đang tiếp tục thu dần các khoản nợ này.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
