agribank-vietnam-airlines

IPO tại Đông Nam Á năm 2023: Indonesia là thị trường sôi động nhất

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Trong 10,5 tháng đầu năm 2023, thị trường huy động vốn thông qua hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Đông Nam Á đã có 153 thương vụ IPO và vốn hóa thị trường IPO. Trong đó, riêng Indonesia có 77 thương vụ IPO huy động được 3,6 tỷ USD, chiếm một nửa số thương vụ IPO của khu vực và 66% tổng số tiền IPO huy động được trên sáu sàn giao dịch.
aa
Deloitte thúc đẩy phát triển bền vững tại ASEAN

Diễn biến chung

Theo số liệu từ Deloitte (tính đến ngày 15/11/2023), các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được khoảng 5,5 tỷ USD thông qua 153 thương vụ IPO từ đầu năm đến nay, giảm so với mức 7,6 tỷ USD huy động được từ 163 thương vụ IPO trong cả năm 2022. Mặc dù, số lượng thương vụ IPO tương đối ổn định, nhưng tổng số vốn IPO huy động chạm mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Đông Nam Á có 153 thương vụ IPO từ đầu năm đến 15/11/2023
Đông Nam Á có 153 thương vụ IPO từ đầu năm đến 15/11/2023
Diễn biễn huy động thông qua IPO tại các thị trường khu vực theo thời gian
Diễn biễn huy động thông qua IPO tại các thị trường khu vực theo thời gian

Các công ty Đông Nam Á đang phát triển mạnh và có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ trong nước để thực hiện IPO xuyên biên giới. Thực tế này được thúc đẩy bởi một số yếu tố như kỳ vọng về mức định giá ưu đãi, thanh khoản được cải thiện, khả năng tương thích của ngành nghề và khẩu vị quen thuộc của nhà đầu tư với một số lĩnh vực nhất định. Do đó, các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn cầu cũng chú ý nhiều hơn đến các công ty tại Đông Nam Á và thiết lập những chủ trương mới hoặc cải tiến các chủ trương hiện có để nâng cao tính hấp dẫn, từ đó mở cửa thu hút các doanh nghiệp tăng trưởng cao này.

Có thể thấy số lượng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch thứ cấp của các thị trường chứng khoán Đông Nam Á có xu hướng ngày càng tăng. Sàn thứ cấp tại các thị trường chứng khoán chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có mức tăng trưởng cao, và việc niêm yết trên các sàn thứ cấp này có thể được xem là bàn đạp để giao dịch trên các sàn giao dịch chính bởi các công ty có nguyện vọng IPO. Trạng thái công ty niêm yết có thể thúc đẩy các công ty này mở rộng tăng trưởng kinh doanh và huy động được nhiều vốn hơn.

Có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông Nam Á có tiềm năng tăng trưởng tốt và một hệ sinh thái tài chính tốt có thể tạo môi trường phù hợp giúp các công ty này phát triển và tối đa hóa tiềm năng. Năng lượng, Tài nguyên & Công nghiệp và Tiêu dùng là hai trong số những ngành sôi động nhất trên thị trường trong năm nay.

Trong bối cảnh các quốc gia nỗ lực để đạt được các mục tiêu về khí hậu và thiết lập nền kinh tế trung hòa carbon, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xe điện và năng lượng tái tạo đưa ra nhiều giải pháp năng lượng sạch như gió, mặt trời và địa nhiệt, cùng với những công ty cung cấp giải pháp môi trường khác, đang được đón nhận như một cách làm giảm lượng khí thải carbon. Điều kiện thuận lợi từ việc đẩy mạnh các công nghệ xanh như vậy chính là lý do để top 5 công ty niêm yết hàng đầu ở Đông Nam Á trong 10,5 tháng đầu năm 2023 đều là các công ty hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng, Tài nguyên & Công nghiệp.

Đông Nam Á quy tụ các nước đang phát triển với quy mô đang trên đà mở rộng. Mức thu nhập tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, nhờ có tầng lớp trung lưu trẻ và năng động đang ngày càng mở rộng về quy mô. Với năng lực tài chính và khả năng chi tiêu ngày càng tăng, không có gì ngạc nhiên khi ngành Tiêu dùng liên tục xuất hiện trong số ba ngành hàng đầu trong ba năm qua.

Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa tiếp tục định hình hành vi của người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á, các công ty trong ngành Tiêu dùng đang phát triển và tìm cách niêm yết cũng có những thay đổi. Từ các doanh nghiệp dựa trên các nhu cầu thiết yếu như nhà sản xuất mì ăn liền hoặc các sản phẩm thịt thay thế khác, chuyển hướng sang các doanh nghiệp tập trung vào trải nghiệm thương hiệu, giải trí, và các doanh nghiệp tận dụng công nghệ, chẳng hạn như nhà điều hành rạp chiếu phim và thậm chí có cả những doanh nghiệp bán sản phẩm dành cho thú cưng. Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển trong nhân khẩu học tại khu vực khi giới trẻ tìm kiếm những trải nghiệm vượt xa nhu cầu cơ bản của họ.

Thị trường IPO của Indonesia tiếp tục là điểm sáng nhất

Thị trường IPO của Indonesia tiếp tục là điểm sáng ở Đông Nam Á, với tổng số vốn huy động được đạt mức cao nhất trong số các sàn giao dịch trong khu vực, đạt 3,6 tỷ USD với 77 thương vụ IPO. Từ thành tựu này, có thể thấy thị trường Indonesia có sức hấp dẫn lâu dài đối với các nhà đầu tư, nhờ vào nỗ lực duy trì sự ổn định của chính trị và kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý, Indonesia đã có đóng góp đáng kể cho thị trường IPO ở Đông Nam Á, với 6 công ty Indonesia lọt vào top 10 công ty niêm yết hàng đầu ở Đông Nam Á.

Thị trường IPO của Indonesia
Thị trường IPO của Indonesia

Bà Imelda Orbito, lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO, Deloitte Indonesia, cho biết: “Một xu hướng mới đang hình thành, được đánh dấu bằng sự dịch chuyển toàn cầu hướng tới lĩnh vực năng lượng tái tạo và pin xe điện. Indonesia đã đặt mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu trong chuỗi cung ứng xe điện và Indonesia có vị thế đặc biệt tốt để thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Đáng chú ý, số lượng lớn các thương vụ IPO bắt nguồn từ lĩnh vực năng lượng tái tạo và kim loại/khoáng sản cho thấy năm 2023 nhiều khả năng sẽ là một năm ấn tượng đối với Sở Giao dịch chứng khoán Indonesia.”

Với 1,06 tỷ USD huy động được thông qua 37 thương vụ IPO cho đến nay, Thái Lan là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực. Ngành Tiêu dùng tiếp tục chiếm ưu thế, chiếm khoảng 40% số vốn huy động được trong khu vực và 38% số lượng công ty niêm yết hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Thái Lan vắng bóng các thương vụ niêm yết “bom tấn” như những thương vụ trong năm 2022. Môi trường lãi suất và bế tắc chính trị cũng dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài rút khoảng 4,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2023.

Bà Wilasinee Krishnamra, lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO, Deloitte Thái Lan cho biết: “Chúng tôi tiếp tục quan sát một số thương vụ IPO từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan. Năm 2024 sẽ là một năm sôi nổi khi có 38 công ty chuẩn bị niêm yết. Hiện có một công ty hoàn thiện hồ sơ và 12 công ty đã được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Thái Lan chấp thuận. Việc Quốc hội phê chuẩn tân Thủ tướng vào tháng 8 có thể mang lại sự ổn định và niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài sau khi vấn đề bế tắc chính trị kéo dài được giải quyết.”

Malaysia có 28 thương vụ IPO huy động được 715 triệu USD trong 10,5 tháng đầu năm nay. Sàn giao dịch Bursa Malaysia hoạt động khá tốt khi gần đạt được mục tiêu có 31 công ty niêm yết trong cả năm 2023. Đáng chú ý, tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2023, vốn hóa thị trường IPO đã vượt năm 2022.

Việt Nam chỉ có 3 thương vụ niêm yết IPO huy động được khoảng 7 triệu USD trong 10,5 tháng đầu năm 2023. Số lượng IPO thấp chủ yếu là do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt, đồng thời, lượng vốn rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn do các yếu tố toàn cầu và tại các quốc gia ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong năm 2023. Những điều kiện bất lợi này, cùng với diễn biến giảm điểm của VN-Index kể từ nửa đầu năm 2022, đã khiến những công ty có mong muốn IPO phải trì hoãn kế hoạch và chờ thời điểm thích hợp để niêm yết.

Các thương vụ IPO đã hoàn tất cho đến nay
Các thương vụ IPO đã hoàn tất cho đến nay

“Mặc dù các chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã phục hồi vào cuối năm 2023 nhưng vẫn cách xa so với mức đỉnh năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế và nhiều chủ trương nhằm nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào năm 2024”, ông Bùi Văn Trịnh, lãnh đạo phụ trách dịch vụ Đảm bảo, Deloitte Việt Nam chia sẻ.

Chia sẻ về triển vọng của thị trường IPO Đông Nam Á từ nay đến năm 2024, bà Hwee Ling, lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO thị trường Đông Nam Á và Singapore, Deloitte nhận xét: “Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ngày càng thách thức, nhiều sàn giao dịch chứng khoán đang phải đối mặt với xu hướng các công ty địa phương ở Đông Nam Á muốn niêm yết trên các thị trường lớn ở nước ngoài để tiếp cận thị trường vốn và đông đảo các nhà đầu tư, hoặc nơi họ nhận thấy họ có thể đảm bảo mức định giá tốt nhất. Đối với một số công ty, việc niêm yết tại Mỹ rất hấp dẫn do Mỹ có cộng đồng lớn các nhà đầu tư và tính thanh khoản cao hơn. Các công ty có thể cũng chọn niêm yết tại các khu vực khác giúp họ tiếp cận tốt hơn với các thị trường mục tiêu chính.”

Lưu ý, dữ liệu trên được cập nhật đến ngày 15/11/2023, không bao gồm các thương vụ IPO diễn ra sau ngày 15/11/2023. Báo cáo IPO của năm 2023 dự kiến sẽ phát hành vào tháng 01/2024.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data