IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm, tiềm ẩn nhiều rủi ro
![]() | IMF quan ngại về "cơn gió ngược" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương |
![]() | IMF: Các ngân hàng trung ương nên tiếp tục tăng lãi suất |
Dự báo trên được đưa ra khi các cuộc khảo sát về chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngày càng xấu đi trong những tháng gần đây. IMF cho rằng "viễn cảnh đen tối" do việc thắt chặt chính sách tiền tệ được kích hoạt bởi lạm phát liên tục tăng cao và trên diện rộng, đà tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, gián đoạn nguồn cung kéo dài và tình trạng mất an ninh lương thực một phần do xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tháng trước, Quỹ này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 xuống còn 2,7%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó là 2,9%.
Trong một tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia, IMF cho biết các chỉ số gần đây "xác nhận rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày càng ảm đạm hơn", đặc biệt là ở châu Âu.
Cơ quan này cho biết, chỉ số PMI gần đây - dữ liệu đánh giá hoạt động sản xuất và dịch vụ của các nền kinh tế - cho thấy sự suy yếu ở hầu hết Nhóm G20, với hoạt động kinh tế đang thu hẹp trong khi lạm phát vẫn ở mức cao.
“Số nước thuộc G20 cho thấy sự thu hẹp nền kinh tế đang ngày càng tăng so với đầu năm”, IMF cho biết và thêm rằng sự phân hóa toàn cầu đã thêm vào “một tập hợp các rủi ro”.
Quỹ này cho rằng môi trường chính sách hiện tại là “không chắc chắn một cách bất thường” và “những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt là vô cùng lớn và các chỉ số kinh tế suy yếu cho thấy những thách thức lớn hơn vẫn còn đang ở phía trước".
Một cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ hơn ở châu Âu sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tăng trưởng và làm gia tăng nguy cơ lạm phát, trong khi lạm phát cao kéo dài có thể khiến tiến trình tăng lãi suất kéo dài với các mức tăng lớn hơn dự kiến, khiến cho thị trường tài chính toàn cầu thắt chặt hơn nữa.
IMF cho rằng điều đó gây ra "rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng gia tăng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương".
Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt cũng sẽ gây hại cho tăng trưởng trên toàn cầu.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
