agribank-vietnam-airlines

Hút vốn rẻ nhờ hỗ trợ bán hàng

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hoạt động tích hợp tính năng quản lý tài chính cửa hàng vào các app ngân hàng đang được nhiều NHTM áp dụng. Việc này vừa giúp các nhà băng mở rộng thu hút khách hàng mới, vừa gia tăng đáng kể lượng tiền gửi không kỳ hạn.
aa
Thúc đẩy nâng hạng để thu hút dòng vốn ngoại

“Chạy đua” quản lý tài chính cửa hàng

Đầu tuần qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) và CTCP Công nghệ KiotViet (chủ sở hữu phần mềm bán hàng KiotViet với hơn 300.000 chủ kinh doanh sử dụng) đã hợp tác triển khai chương trình ưu đãi độc quyền dành cho khách hàng của KiotViet khi mở tài khoản thanh toán tại VIB.

Theo đó, khách hàng đăng ký mới gói tài khoản Digi Invoice (giải pháp thanh toán QR được VIB thiết kế riêng cho chủ cửa hàng của KiotViet) sẽ được phía ngân hàng ưu đãi tặng từ 400.000 - 3.000.000 đồng cho mỗi chu kỳ thanh toán (30 ngày). Mỗi khách hàng được hưởng tối đa 3 lần tặng tiền/3 chu kỳ thanh toán đơn hàng.

Khách hàng quản lý kinh doanh tiện lợi và hiệu quả hơn khi sử dụng các app tích hợp giữa ngân hàng và phần mềm quản lý bán hàng
Khách hàng quản lý kinh doanh tiện lợi và hiệu quả hơn khi sử dụng các app tích hợp giữa ngân hàng và phần mềm quản lý bán hàng

Cách làm trên của VIB là một trong những giải pháp mà các NHTM hiện nay đang tập trung triển khai khá mạnh để mở rộng thu hút khách hàng mới là các cá nhân, chủ shop hàng online, doanh nghiệp siêu nhỏ… thông qua việc tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng vào app ngân hàng trên điện thoại di động. Có thể kể ra các hợp tác tiêu biểu như: hợp tác giữa KienlongBank và CTCP Unicloud (đơn vị sở hữu phần mềm bán hàng MyShop); KBank Việt Nam với KiotViet; VPBank, HDBank với SoBanHang; TPBank với Sapo; Techcombank với Personetics, MB với MISA eShop…

Bên cạnh việc hợp tác với các fintech, công ty công nghệ chuyên về quản lý bán hàng, hiện các ngân hàng cũng khá chủ động trong việc tự đầu tư các phần mềm “may đo” cho nhóm khách hàng là chủ shop hàng online, chủ doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm hỗ trợ thanh toán và quản lý dòng tiền kinh doanh. Chẳng hạn, MSB đã tích hợp vào ứng dụng ngân hàng số MSB mBank tính năng quản lý tài chính cửa hàng. Theo đó, khi có biến động số dư, các cửa hàng sẽ lập tức được thông tin, đồng thời có thể giới hạn giá trị giao dịch được chia sẻ, cho phép hoặc không cho phép thực hiện.

Trong khi đó, MB phát triển hệ sinh thái số trên hai nền tảng App MBBank và BIZ MBBank; còn Techcombank đầu tư rất mạnh cho các ứng dụng Techcombank Business, giải pháp thu hộ QR247 và sản phẩm Auto Earning (giúp khách hàng tối ưu hóa lượng tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán).

Các bên đều hưởng lợi

Theo ghi nhận của các NHTM, việc tích hợp tính năng quản lý tài chính cửa hàng vào các app ngân hàng giúp các nhà băng thu hút nhanh chóng lượng khách hàng mới, từ đó mở rộng được nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm cả các sản phẩm tài trợ vốn vay (tín chấp và thế chấp), hỗ trợ các thanh toán các mảng kinh doanh tiềm năng khác, như: hỗ trợ quản lý tài sản, hỗ trợ đầu tư, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc “nhúng” các ứng dụng quản lý bán hàng vào các app ngân hàng hiện nay cũng giúp nhiều nhà băng cạnh tranh thu hút được nhiều hơn nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhờ tranh thủ được dòng tiền kinh doanh quay vòng nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán của các chủ cửa hàng online, chủ tạp hóa, chủ doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thực tế, theo các thống kê của MB, nhờ việc triển khai đồng bộ các nền tảng App MBBank, BIZ MBBank và hợp tác với Misa eShop, lượng khách hàng mới của ngân hàng này tăng trưởng rất mạnh. Liên tiếp trong các năm 2021-2023, mỗi năm ngân hàng này thu hút thêm được hơn 6 triệu khách hàng mới. Kết thúc năm 2023, tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn của nhà băng này đạt mức 40,1%, có sự đóng góp đáng kể từ nguồn khách hàng mới có được nhờ tích hợp các phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh, quản lý bán hàng.

Với Techcombank, KienlongBank, VPBank, VIB… tình hình cũng diễn ra tương tự. Chẳng hạn, tại Techcombank, theo đại diện khối Ngân hàng bán lẻ của ngân hàng này, nhóm giải pháp quản trị tài chính cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ, chủ cửa hàng kinh doanh trực tuyến hiện nay chính là động lực để ngân hàng cải thiện tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn. Trong quý IV/2023, giải pháp thu hộ QR247 cho các đối tác của Vincommerce và GoldenGate đã giúp lượng giao dịch số của ngân hàng này tăng gấp 3 lần quý trước đó. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của nhóm khách hàng hộ kinh doanh sử dụng giải pháp thu hộ QR247 cao hơn 1,7 lần so với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ khác, giúp nhà băng này duy trì tỷ lệ CASA ở mức gần 40% tính đến cuối 2023 và đang được dự báo có sự tăng trưởng mạnh trong các tháng đầu 2024.

Về phía nhà cung cấp các phần mềm quản lý bán hàng và khách hàng, theo đại diện đơn vị quản lý ứng dụng MyShop, việc tích hợp vào app KienlongBank đã giúp hàng chục nghìn khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ và người kinh doanh trực tuyến quản lý tài chính kinh doanh hiệu quả. Theo đó, hoạt động kiểm kê hàng hóa, đối soát thu chi, thống kê và theo dõi đơn hàng đều được hệ thống tự động thực hiện giúp giảm tải đáng kể áp lực công việc cho chủ doanh nghiệp. Từ đó, có thể minh bạch tài chính, tối ưu hóa lợi nhuận và tận dụng triệt để vòng quay dòng tiền kinh doanh.

Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tiến Hòa, một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh ngành đồ ăn vặt tại quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, hiện nay việc tích hợp tính năng quản lý cửa hàng trên các app ngân hàng là rất tiện lợi. Chẳng hạn, cơ sở của anh sử dụng tính năng quản lý tài chính cửa hàng của MSB, được hỗ trợ khá nhiều dịch vụ, như: giảm 30% cước phí giao hàng, tặng 1 năm dịch vụ Zalo OA, miễn phí chuyển tiền trong nước, miễn phí giao dịch thu hộ thuế… Chính vì vậy, có thể nói việc hợp tác giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý tài chính cửa hàng hiện nay đang tạo ra sự tiện lợi đáng kể cho các mô hình kinh doanh nhỏ và thương mại điện tử. Những hợp tác này đảm bảo được lợi ích win-win-win cho cả ba bên: ngân hàng - doanh nghiệp công nghệ và người bán hàng.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data