Hợp tác công tư trước những hạn chế về nhận thức hội nhập
![]() | Ngành dệt may khó về đích |
![]() | Hội nhập tạo sóng M&A |
![]() | Có thêm mô hình hợp tác công tư? |
Ngày 25/8, hơn 100 đại diện DN, doanh nhân nữ từ các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ đã tham gia hội thảo “Tăng cường hợp tác công – tư” do Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) tổ chức.
Các đại biểu cho rằng, hợp tác công tư đem lại lợi ích thiết thực cho DN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối cung cầu… nhưng nhiều DN vẫn chưa nhận thức được vấn đề này.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hợp tác công - tư (PPP) là một giải pháp tích cực lôi cuốn khu vực tư nhân tham gia cùng Nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính phủ. PPP đang là một xu hướng trên thế giới; rất nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai thành công.
Tại Việt Nam, mô hình PPP đã và đang được vận dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực và được thể hiện thông qua nhiều văn bản pháp luật như: Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, có hiệu lực từ ngày 15/1/2011; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức PPP và gần đây nhất là Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020.
“Nghị quyết 35 đã nhấn mạnh mục tiêu thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo mọi thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển. Đồng thời đưa ra những nguyên tắc quan trọng về DN như: DN có quyền tự do kinh doanh, Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các DN, coi DN là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý. Cùng với những mục tiêu cụ thể, có tính định hướng đến năm 2020 có khoảng 1 triệu DN, khu vực tư nhân đóng góp 48-49% GDP, năng suất lao động tăng bình quân 5%/năm... Nghị quyết đã đưa ra 5 nhóm giải pháp quan trọng về cải cách hành chính; về hỗ trợ DN khởi nghiệp và DN đổi mới sáng tạo; về đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng đối với các loại hình DN; về giảm chi phí kinh doanh; nhóm cuối cùng là bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của DN”, bà Thoa nói.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ Trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng cho biết, mô hình PPP trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng hợp tác phổ biến hiện nay mà nhiều quốc gia đang áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Sự tham gia gắn kết giữa Nhà nước và khu vực tư nhân không chỉ chia sẻ những lợi ích mà còn giảm bớt những rủi ro trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước, đồng thời giảm bớt những áp lực chi ngân sách Nhà nước, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua mô hình PPP, các DN dễ dàng tiếp cận được với các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng và phát triển mạng lưới kinh doanh.
Đánh giá kết quả đạt được về hợp tác công tư gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thời gian qua, bà Nga cho biết, kể từ khi có cuộc vận động cũng như khi có chính sách của Nhà nước về thí điểm hợp tác công tư, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động để hợp tác công tư giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các hiệp hội ngành hàng và DN để đẩy mạnh Cuộc vận động.
Kết quả nổi bật được thể hiện ở bốn khía cạnh là đẩy mạnh thông tin truyền thông; cùng nhau hợp tác để phát triển hạ tầng thương mại để bán hàng Việt; hỗ trợ nâng cao năng lực của DN trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng xúc tiến thương mại để xây dựng thương hiệu cho DN; bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sự cạnh tranh của DN một cách lành mạnh.
Tuy nhiên, bà Nga cũng thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện hợp tác công tư trong thời gian qua vẫn còn nhiều thách thức đối với ngành Công Thương và DN. Bởi lẽ hiểu biết của DN về lợi ích của mô hình này trong việc phát triển DN vẫn đang rất hạn chế, đặc biệt là với DNNVV, DN ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn. "Nhiều DN chưa nhận thức được về các cơ chế chính sách của Nhà nước có thể hỗ trợ được gì cho DN và DN cũng chưa biết được địa chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước nào có thể hỗ trợ cho mình về chính sách. Nhiều DN cũng chưa nhiệt huyết đồng hành cùng chiến dịch truyền thông hay Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…", bà Nga nói
Bên cạnh đó, năng lực của các tổ chức ngành hàng, ngành nghề, các Hiệp hội để triển khai các hoạt động truyền thông, các hoạt động về dịch vụ kết nối cung cầu, hay các hoạt động về đào tạo kỹ năng bán hàng Việt Nam còn hạn chế. Kỹ năng tự bảo vệ của DN, các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cũng rất hạn chế. Đây là hai vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
