Hợp tác công - tư là điều kiện then chốt thích ứng an toàn, kiểm soát dịch bệnh
Ngày 27/9, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) đã có công văn khẩn, gửi Thủ tướng Chính phủ đóng góp ý kiến về Dự thảo tài liệu hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Đây là Dự thảo tài liệu hướng dẫn tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế soạn thảo.
Tài liệu hướng dẫn này, hoặc sẽ vừa phòng dịch hiệu quả vừa linh hoạt thích ứng để sản xuất phục hồi hoặc nếu hướng dẫn này không khoa học, xa thực tiễn thì sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đời sống xã hội sẽ bị những cản trở và thiệt hại không đáng có.
![]() |
Cộng đồng doanh nghiệp cả nước thống nhất cao với chủ trương chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế |
Nói về công văn góp ý khẩn này, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban IV, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính nhấn mạnh: Việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với COVID-19 sẽ là nội dung điều chỉnh hết sức quan trọng của cả nước trong giai đoạn tới đây.
Vì thế, các doanh nghiệp, hiệp hội, với vai trò, trách nhiệm và tinh thần xây dựng rất cao, đã chủ động nghiên cứu và mạnh dạn đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo tài liệu này.
Ông Trương Gia Bình cho biết, góp về Dự thảo Ban IV và 20 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra 4 nội dung:
Thứ nhất, để các hướng dẫn mới tạo được hiệu ứng cân bằng giữa các mục tiêu phòng, chống dịch với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế, các hiệp hội đề xuất những nguyên tắc đã được Thủ tướng chỉ đạo, công bố hoặc nhất trí tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 26/9.
Các nguyên tắc này cần được truyền tải, ghi nhận cụ thể, rõ ràng và chính thức tại Tài liệu quan trọng này để làm “kim chỉ nam” cho việc xây dựng, áp dụng các chính sách ở các bộ, địa phương, cũng đồng thời để được hưởng ứng thực thi hiệu quả ở từng cấp doanh nghiệp, người lao động, người dân trên cả nước.
Theo đó, các địa phương cần thay đổi mạnh mẽ nhận thức, cho phép doanh nghiệp/cụm doanh nghiệp trở thành các chủ thể tham gia vào công tác quản lý sự an toàn trong bối cảnh dịch chứ không phải là đối tượng “chịu sự quản lý” của chính quyền như thời gian vừa qua.
Ban IV nhấn mạnh, hiện nay, yếu tố hợp tác công - tư là điều kiện then chốt để tập hợp sức mạnh, nguồn lực cho việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cần được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp, ngành.
Theo Ban IV và các hiệp hội doanh nghiệp, trong mọi bối cảnh của dịch bệnh, các cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp luôn phải duy trì sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguồn lực cho chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Các biện pháp đánh giá, khoanh vùng, triển khai cần được thực thi theo từng cấp độ nhỏ nhất, thậm chí ở cấp tổ dân phố, khối phố hoặc cao nhất là cấp phường (xã) để đảm bảo tính chất linh hoạt cho giai đoạn mới…
Thứ hai, các hiệp hội đề nghị sửa đổi mục 3, trong phần III, biện pháp áp dụng theo cấp độ chống dịch, thành phần IV. Đồng thời bổ sung hai nguyên tắc quan trọng, mấu chốt sau đây ngay ở phần đầu tiên trong mục này:
Đó là áp dụng thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc về hoạt động tập trung ngoài trời và trong nhà trong mục I.1.1 của Phụ lục I cho mọi loại hình ngành nghề và hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp cho phép số lượng tập trung nhiều hơn.
Và việc thực hiện Hướng dẫn này không được phép làm phát sinh thêm bất kỳ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính hay quy trình cấp phép, phê duyệt nào với người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, để giải quyết triệt để tình trạng các địa phương chỉ tập trung truy vết, khoanh vùng dịch mà không quan tâm mục tiêu duy trì sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất Thủ tướng giao trách nhiệm tại tài liệu hướng dẫn này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao chỉ tiêu “duy trì/mở cửa hoạt động của doanh nghiệp” cho từng tỉnh, thành bên cạnh các chỉ số/chỉ tiêu khác về chống dịch.
Thứ tư, bên cạnh việc quy định các chỉ số, chỉ tiêu, biện pháp... đề nghị Chính phủ giao bộ, ngành đầu mối phối hợp với các chuyên gia y tế, kinh tế nghiên cứu, tham mưu xây dựng khung đánh giá, giám sát quá trình thực thi để nhanh chóng phát hiện các thiếu sót, bất cập nhằm hiệu chỉnh quy định hoặc nhìn nhận được những nội dung thực sự hiệu quả để có thể đẩy mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
