Hợp lực hạn chế tín dụng đen
![]() | Đẩy lùi tín dụng đen cần sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội |
![]() | Hợp lực đẩy lùi tín dụng đen |
![]() |
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình phối hợp cùng ngành Ngân hàng hạn chế tín dụng đen |
Nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân
Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập thấp ở khu vực nông thôn, thời gian qua NHNN đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tích cực như: ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD phù hợp với thực tiễn; ban hành Nghị định 41 sau đó là Nghị định 55/2015/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều cơ chế ưu đãi đột phá…
Về phía các NHTM cũng khá chủ động đưa ra các giải pháp thực hiện cũng như tích cực phối hợp với các cơ quan tổ chức chính trị xã hội để dòng vốn chảy vào nền kinh tế hiệu quả, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cho biết, đến 31/3/2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất và cá nhân của Agribank đạt 724 nghìn tỷ đồng tăng 2,5% so với đầu năm. Đặc biệt, từ đầu năm 2019, Agribank đã dành tối thiểu 5.000 tỷ đồng trong cơ cấu tín dụng để cho vay các mục đích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình như khám chữa bệnh, chi phí học tập… với thủ tục hồ sơ vay vốn được rút gọn đã khuyến khích khách hàng mạnh dạn tiếp cận vốn nhiều hơn. Chỉ trong vòng 3 tháng, doanh số cho vay của ngân hàng đạt 400 tỷ đồng với số khách hàng được vay vốn là hơn 14 nghìn khách hàng.
Được đánh giá là kênh dẫn vốn chủ lực tới người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc truyền thông chủ trương, chính sách và các chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, NHCSXH đã cho vay thông qua 180.967 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 193.314 tỷ đồng, trong đó qua Hội Nông dân là 56.958 tổ với dư nợ là 60.362 tỷ đồng…
Có thể khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của ngành Ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến ngày 27/3/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 7,39 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm 2018; trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 1,82 triệu tỷ đồng. Những kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và hạn chế tín dụng đen…
Cùng với việc sửa đổi ban hành chính sách theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các TCTD mở rộng kênh tín dụng chính thức, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đề nghị các TCTD và các tổ chức chính trị - xã hội nhanh chóng thảo luận, tiến tới ký kết quy chế phối hợp mới hoặc bổ sung thêm quy định phối hợp giữa hai bên được hiệu quả hơn nữa, phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn dân cư, nhất là vùng khó khăn để hỗ trợ đời sống người dân, hạn chế tìm đến kênh tín dụng không chính thức. |
Một mình ngân hàng đẩy lùi tín dụng đen là chưa đủ
Đánh giá cao sự nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc tăng cường mở rộng tín dụng, hạn chế tín dụng đen, nhưng theo ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hoạt động tín dụng đen vẫn lộng hành tại nhiều địa phương. Từ thực tế trên cho thấy, để đẩy lùi tín dụng đen cần sự phối hợp của cả hệ thống chính trị. Với tinh thần đó, ông Thắng đề nghị, các tổ chức chính trị - xã hội phải đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng từ cấp trung ương đến địa phương; chính quyền các địa phương cần phải vào cuộc mạnh hơn nữa trong việc hạn chế tín dụng đen.
Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tham gia cuộc họp, cũng nhằm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước, và của ngành Ngân hàng về các chương trình chính sách tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay.
Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ sửa đổi Thông tư 43 và Thông tư 39 với quy định cởi mở hơn, nhất là tạo điều kiện cho công ty tài chính tiêu dùng phát triển trong khuôn khổ giám sát quản lý của NHNN bảo đảm quyền lợi người dân, tạo môi trường hoạt động lành mạnh cho các công ty tài chính… NHNN cũng vừa trình Thủ tướng phương án để NHCSXH tăng cường thêm gói tín dụng mới dành riêng cho các hộ thoát nghèo. Đồng thời, trong năm 2019, NHNN sẽ tiếp tục cấp phép thêm cho một số tổ chức tài chính vi mô; tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận các chương trình tín dụng của ngành Ngân hàng. Cụ thể, Agribank, NHCSXH và các TCTD khác tăng cường phối hợp ủy thác cho vay thông qua các Tổ vay vốn, Tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý…
Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao nhất trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen, Phó Thống đốc nhấn mạnh, chỉ các giải pháp của ngành Ngân hàng là chưa đủ mà cần có sự tham gia vào cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, NHNN đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng thực hiện hiệu quả các hình thức cho vay ủy thác, cho vay thông qua các Tổ vay vốn, Tổ tiết kiệm - vay vốn, thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn tại địa phương. Trong đó đặc biệt quan tâm quy trình bình xét cho vay vốn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định; Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội địa phương mở rộng phối hợp, nhận ủy thác, cho vay qua các tổ với Agribank, NHCSXH và các TCTD khác. Công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nguy cơ, tác hại của tín dụng đen, giới thiệu các kênh cung ứng vốn tín dụng chính thức để người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng được lãnh đạo NHNN nhấn mạnh cần tiếp tục được tăng cường.
“Ngân hàng không thể có chi nhánh tới tận thôn, xã để có thể nắm bắt chính xác thông tin người vay vốn có đúng ở xã đó, thôn đó không; có sử dụng vốn đúng mục đích không hay lại dùng cho cờ bạc, lô đề… Sự vào cuộc của các cơ quan địa phương và đoàn thể sẽ là “cánh tay nối dài” hỗ trợ cho các ngân hàng”, Phó Thống đốc giãi bày.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
