Hồng Kông sẽ duy trì chính sách tỷ giá cố định
![]() |
Giám đốc điều hành cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông Norman Chan |
“Hồng Kông là một nền kinh tế nhỏ và mở”, Giám đốc điều hành cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông Norman Chan nói trong một tuyên bố khi thành phố đang tiến gần đến kỷ niệm 20 năm trở về với Trung Quốc. “Giữ ổn định tỷ giá giữa đồng đôla Hồng Kông và đôla Mỹ là sự sắp xếp phù hợp nhất. Chúng tôi không cần và không có ý định thay đổi một hệ thống hiệu quả như vậy”.
Hồng Kông đã thực hiện neo đồng tiền của mình với đồng bạc xanh vào năm 1983, khi các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và về việc trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc đã thúc đẩy dòng vốn chảy mạnh ra khỏi Hồng Kông. Đôla Hồng Kông cũng chịu áp lực khá lớn trong năm nay do chênh lệch lãi suất với Mỹ ngày càng nới rộng, với tỷ giá hối đoái tại địa phương chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016 vào thứ Sáu.
Hiện đồng đôla của Hồng Kông được giao dịch trong khoảng cho phép là từ 7,75 đến 7,85 HKD/USD. Đồng tiền này tăng 0,03% lên 7,7982 HKD/USD lúc 10h56 sáng nay (19/6) giờ địa phương.
Cơ chế tỷ giá cố định đã cho thấy sức sống của nó khi giúp Hồng Kông vượt qua nhiều biến cố lớn từ khi thay đổi chủ quyền năm 1997 như vượt qua cuộc tấn công năm 1998 của các nhà đầu cơ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, cũng như cuộc khủng hoảng chính trị vào cuối năm 2014.
![]() |
Cũng có ý kiến cho rằng Hồng Kông nên chuyển chính sách tỷ giá cố định của mình sang cơ chế tỷ giá như của đồng nhân dân tệ trong bối cảnh Hồng Kông có mối liên hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, Chan liệt kê 4 “điều kiện cần thiết” để thực hiện điều đó:
- Đồng nhân dân tệ được chuyển đổi hoàn toàn
- Mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn không có kiểm soát vốn
- Một thị trường tài chính có đủ chiều sâu và chiều rộng cho phép Sở Giao dịch Hồng Kông nắm giữ tài sản để hỗ trợ cơ sở tiền tệ của thành phố
- Chu kỳ kinh tế đồng bộ giữa Hồng Kông và Trung Quốc
Hiện vai trò của Hồng Kông như là một trung tâm tài chính toàn cầu được xem là ít bị chi phối bởi Trung Quốc trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm 1997, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc gấp năm lần quy mô của thuộc địa của Anh; thì ngày nay, nó lớn gấp 30 lần.
Thành phố sẽ không bị gạt ra ngoài lề ngay cả khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn, Chan của HKMA cho biết. Nó vẫn là “bàn đạp quan trọng” cho đất liền với cộng đồng quốc tế.
“Hồng Kông đã là một phần của thị trường tài chính toàn cầu trong nhiều năm qua”, Chan nói. “Với lợi thế như vậy, miễn là chúng tôi không tự mãn và tiếp tục làm việc với các kỹ năng mềm của chúng tôi, vẫn còn một tương lai tươi sáng phía trước cho chúng tôi”.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
