Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là một trong 6 vùng kinh tế của cả nước gồm 14 tỉnh, thành phố, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước.
Đây là vùng có giao thông thuận lợi, có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu kinh tế với Tây Nguyên và các nước ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây cũng là vùng có tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng; có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế biển; có truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng hào hùng, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc…
Với những đặc điểm và vị trí quan trọng như vậy, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Để triển khai Nghị quyết 39-NQ/TW, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số chương trình hành động, các chính sách ưu tiên và dành nguồn lực để tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia để khai thác tiềm năng, lợi thế và khắc phục các hạn chế, khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các địa phương trong vùng.
Từ khi thực hiện Nghị quyết 39, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyết được nhiều điểm nghẽn, hạn chế; nhiều ngành, lĩnh vực có lợi thế được phát huy; đời sống nhân dân trong vùng liên tục được cải thiện; diện mạo kinh tế - xã hội và các khía cạnh khác của vùng đều đã thay đổi đáng kể.
Tuy nhiên, phát triển của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhất là trong bối cảnh phát triển mới của đất nước. Trong bối cảnh đó, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển của vùng và các địa phương trong vùng.
Kết quả của tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW sẽ là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo và Ban Kinh tế Trung ương sẽ nghiên cứu để tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết mới về phát triển vùng nhằm cụ thể hóa các quan điểm, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các địa phương trong vùng nhiệm kỳ 2020-2025, đưa ra các quan điểm, nhiệm vụ phát triển vùng phù hợp với các chủ trương mới của Đảng.
Tại Hội nghị, các thành viên Ban chỉ đạo tham gia nhiều ý kiến đối với Dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án; phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo, dự thảo Đề cương báo cáo chung và Đề cương báo cáo của các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, một số ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận một số vấn đề quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ như quốc phòng, an ninh, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, hội nhập…
Một số ý kiến thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ở các địa phương; thảo luận về cơ chế liên kết vùng và các mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương. Các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với những nội dung và kế hoạch xây dựng Đề án; cho rằng việc tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực.
Đánh giá cao các ý kiến đóng góp tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình xây dựng đề án với tinh thần nỗ lực chung để đảm báo chất lượng công tác tổng kết.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
