Học hỏi mô hình đô thị Nhật Bản
Yokohama là thành phố cảng hiện đại của Nhật Bản, nơi có nhiều nét tương đồng với Đà Nẵng, đặc biệt về điều kiện tự nhiên. Những vấn đề TP. Đà Nẵng cần phải giải quyết để hướng đến một đô thị hiện đại cũng là những việc mà Yokohama đã từng làm. Trong quá khứ, Yokohama phải đối mặt với nguy cơ từ các vấn đề đô thị như: thiếu diện tích đất công cộng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dân số đô thị tăng nhanh…
Đà Nẵng hướng đến việc phát triển đô thị bền vững
Tuy nhiên, bằng những giải pháp hợp lý, Yokohama đã đổi thay, trở thành một trong những thành phố năng động, hiện đại phát triển bền vững ở Nhật Bản… Trước khi lựa chọn Yokohama làm mô hình học hỏi, TP. Đà Nẵng đã tham khảo nhiều mô hình phát triển đô thị tiên tiến trên thế giới như ở Singapore hay Hoa Kỳ…
Tại Diễn đàn “Phát triển đô thị Đà Nẵng” do UBND TP. Đà Nẵng cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và chính quyền Yokohama phối hợp tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia phát triển đô thị đến từ đất nước mặt trời mọc cho rằng, thành công của Yokohama bắt nguồn từ việc giải được bài toán quản lý đầu tư tài chính để phát triển đô thị một cách bền vững. Trong đó, vai trò của chính quyền được phát huy, khi kết nối được nguồn đầu tư từ ngân sách, khai thác quỹ đất cũng như sự đóng góp từ khu vực tư nhân…
Ông Osamu Abe, Phó trưởng đoàn khảo sát JICA nhận định, Đà Nẵng là vùng trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung. Do đó, thành phố phải trở thành đầu tàu, kết nối với các địa phương trong khu vực. Theo đó, cần ưu tiên phát triển du lịch và công nghiệp hỗ trợ để tận dụng tối đa những lợi thế tự nhiên. Trước mắt, Đà Nẵng cần giải quyết, ngăn chặn vấn đề ô nhiễm, phòng chống nước biển dâng, biến đổi khí hậu…
Ông Tessuya Nakajima, Giám đốc Trung tâm Hợp tác thúc đẩy và sáng kiến, Cục chính sách Yokohama cam kết sẽ giúp Đà Nẵng xây dựng, phát triển bền vững theo hướng trở thành thành phố sinh thái, xanh, sạch và thân thiện môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, cần phát triển đô thị tích hợp, quản lý tài chính và triển khai hợp tác theo mô hình hợp tác công - tư (PPP). Bởi, điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề đầu tư tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng; sử dụng hiệu quả công nghệ, khả năng tài chính, quản lý từ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ngoài nắm bắt ý tưởng thì nội dung của sự hợp tác phát triển đô thị giữa Đà Nẵng với Yokohama sẽ đi vào thực chất để phát triển đô thị một cách bền vững. Đà Nẵng đề nghị chính quyền Yokohama và JICA tiếp tục quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để Đà Nẵng phát triển, vươn lên trở thành một điểm sáng trong mạng lưới đô thị ở châu Á.
Hiện, TP. Đà Nẵng đang tập trung phát triển đô thị theo các hướng Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam, trên cơ sở khai thác tối đa ưu thế thuận lời từ điều kiện tự nhiên. Đồng thời, quy hoạch đô thị với nhiều công trình công cộng trọng điểm như sân bay, bệnh viện, các cây cầu và tuyến đường…
Bài và ảnh Nghi Lộc
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
