agribank-vietnam-airlines

Hoạt động tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ

Bài và ảnh Trang Thái Hòa
Bài và ảnh Trang Thái Hòa  - 
“Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đã thực sự đi vào cuộc sống, đã chọn đúng trọng tâm và phối hợp, chỉ đạo hiệu quả”, ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ khẳng định.
aa
Phát huy vai trò của tín dụng chính sách ở khu vực Tây Nam Bộ
Mở rộng nguồn vốn cho Tây Nam bộ

Huy động tổng lực

Vùng Tây Nam Bộ tuy không giàu khoáng sản nhưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với thế mạnh về nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thủy hải sản, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, đóng góp trên 80% sản lượng gạo xuất khẩu, 40% giá trị thuỷ sản của cả nước. Trong vùng, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vì thế trở nên rất sôi động.

Hoạt động tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ
Trong giai đoạn 2012 - 2016, đã có trên 2,3 triệu lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ được vay vốn từ NHCSXH

Tuy nhiên, ở vùng châu thổ phì nhiêu này vẫn còn tới 14,4% hộ nghèo và hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ tái nghèo lớn. Cùng với đó, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH vào thời điểm cuối năm 2011 bộc lộ nhiều nhiều hạn chế, yếu kém: nguồn vốn, dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm, nợ quá hạn liên tục tăng cao, chiếm tới 4,11% tổng dư nợ, gấp gần 2,1 lần tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn hệ thống; lãi tồn đọng chiếm 1/3 lãi tồn đọng của NHCSXH trong cả nước...

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, một giải pháp căn cơ cho mục tiêu giảm nghèo bền vững; NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn ở nhiều nơi chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong quản lý vốn vay; người dân sử dụng vốn vay manh mún, kém hiệu quả, chưa thực sự ý thức được nguyên tắc tín dụng “có vay - có trả”, tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước còn hiện hữu.

Trong bối cảnh đó, Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ ra đời mang đến những giải pháp đồng bộ, nhằm tạo nên “cú hích” giúp cho chất lượng tín dụng của vùng có chuyển biến rõ rệt.

Tỉnh ủy, UBND các cấp đã ban hành Chỉ thị, văn bản chỉ đạo các ngành, hội, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền cơ sở phối hợp với NHCSXH thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn; đưa chỉ tiêu chất lượng tín dụng chính sách làm cơ sở đánh giá đơn vị, tổ chức cơ sở Đảng, hội, đoàn thể trong quá trình bình xét thi đua hàng năm.

Các xã có chất lượng tín dụng thấp thành lập Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng. UBND xã giao rõ trách nhiệm cho Trưởng ấp trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến tổ chức giám sát bình xét cho vay tại tổ, ký trên biên bản họp bình xét cho vay của Tổ tiết kiệm và vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, hoạt động của tổ...

Bà Trần Thị Huê - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh (Long An) cho biết: “Đối với Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện chúng tôi đã vào cuộc rất tích cực, sâu sát để đưa các chương trình tín dụng chính sách đến đúng địa chỉ đối tượng thụ hưởng. Trước đây có một số cán bộ, nhân dân nhận thức không đúng với hoạt động tín dụng chính sách là của riêng ngành Ngân hàng, nhưng từ khi có Chỉ thị 40 của Đảng, các cấp uỷ, chính quyền đã vào cuộc thật sự, sâu sát hơn”.

Với góc độ chính quyền cấp xã, ông Kim Xiên - Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú (Trà Vinh) chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án: “Sau khi nợ đến hạn, chúng tôi có hội đồng thu hồi nợ, có đại diện lãnh đạo UBND xã do tôi làm Trưởng ban cùng các hội, đoàn thể, trưởng ấp ngồi lại kiểm tra các hộ trả nợ đến hạn như thế nào. Ví dụ, đối với hộ đến hạn trả nợ vào tháng 4 nhưng khoảng tháng 2, 3 chúng tôi đã thông báo, vận động trước. Rồi hàng tháng, kiểm tra họ sử dụng vốn vay ra sao, có đúng mục đích hay không để kịp thời động viên hoặc khuyên bảo”.

Không còn yếu kém

Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ bước đầu đã thành công với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, sự vào cuộc trách nhiệm từ cơ sở, đặc biệt sự đóng góp trực tiếp, thiết thực của đội ngũ cán bộ NHCSXH với phương châm “3 cùng”: Cùng bám sát cơ sở - Cùng bàn bạc, thống nhất với chính quyền, hội đoàn thể - Cùng tham gia hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả và đôn đốc hoàn trả nợ, lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.

Nhờ đó, diện mạo tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Nam Bộ đang từng ngày đổi thay cả về lượng và chất với những tín hiệu lạc quan.

Trong giai đoạn 5 năm thực hiện Đề án, tổng doanh số cho vay toàn vùng đạt 33.393 tỷ đồng với 2.350 nghìn lượt người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; tổng dư nợ đến hết năm 2016 đạt 27.838 tỷ đồng, tăng 10.918 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là 10,5%, cao hơn 1,8% tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn hệ thống (8,7%). Một số tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao như: Hậu Giang 14,7%; Cần Thơ 13,6%; Cà Mau 12,3%; Sóc Trăng 11,8%,...

Trong giai đoạn 2012 - 2016, đã có trên 2,3 triệu lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính đã góp phần giúp gần 386 nghìn hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147 nghìn lao động, trong đó, trên 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 184 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 1,1 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; trên 36 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó, có trên 20 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng ĐBSCL,...

Bà Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Qua giám sát chúng tôi thấy có sự chuyển biến rất tích cực. Nếu như trước đây mọi việc vay vốn, sử dụng vốn vay hay thu hồi nợ vay hầu như chỉ giao cho NHCSXH, nhưng từ khi thực hiện Đề án, cả hệ thống chính trị ở tỉnh Hậu Giang đã vào cuộc, trong đó vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn, các Trưởng ấp được phát huy rất tốt”.

Giờ đây trách nhiệm quản lý vốn tín dụng chính sách không chỉ của cán bộ NHCSXH, tổ chức hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn, mà còn là câu chuyện hàng ngày trong nội dung hoạt động của chính quyền cơ sở, thậm chí ở các xã phát sinh nợ quá hạn, khó thu hồi, đích thân Chủ tịch UBND cấp xã đứng ra làm Tổ trưởng Tổ thu hồi nợ.

Nhờ đó, ý thức của người dân trong sử dụng vốn và thực hiện trách nhiệm trả nợ, trả lãi đã có những đổi thay căn bản. Chất lượng tín dụng chính sách tại các tỉnh trong khu vực đã được nâng lên so với thời điểm xây dựng Đề án. Nợ quá hạn đến hết năm 2016 là 224.542 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng (3,3%) so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố đều có tỷ lệ nợ quá hạn giảm.

Điển hình một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhiều như: Hậu Giang giảm 7,86% (tỷ lệ nợ quá hạn đến 31/12/2016 là 0,43%); Cần Thơ giảm 3,78% (0,35%), Trà Vinh giảm 3,48% (0,39%), An Giang giảm 7,39% (0,98%), Cà Mau giảm 5,04% (0,73%)...

Tuy đạt được những kết quả bước đầu tích cực nhưng tín dụng chính sách xã hội khu vực Tây Nam Bộ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại; nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của các đối tượng thụ hưởng chính sách; chất lượng tín dụng chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các địa phương; công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; chưa kịp thời rà soát, bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo để người dân được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Sự phối hợp giữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm... với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa tạo được sự gắn kết để vốn tín dụng chính sách thực sự phát huy hiệu quả đồng bộ và lâu dài.

Từng bước giải quyết những vấn đề này tiếp tục là yêu cầu nhiệm vụ, là mục tiêu của những người làm tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ, để tín dụng chính sách tiếp tục khẳng định là một giải pháp cơ bản thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng chính sách phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống; phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng bằng sông Cửu Long; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điểm nổi bật trong giai đoạn 2012 - 2016 là từ năm 2014 đến nay, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã phát huy hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc nói chung và đối với các tỉnh, thành trong khu vực Tây Nam Bộ nói riêng.

Các tỉnh, thành trong khu vực đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn. Nguồn vốn ủy thác địa phương đã tăng thêm 453 tỷ đồng (tăng 93,8% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 936,5 tỷ đồng.

Điển hình một số tỉnh, thành phố có nguồn vốn ủy thác tại địa phương nhiều như: Đồng Tháp (208,4 tỷ đồng); Cần Thơ (121,2 tỷ đồng); Long An (99,6 tỷ đồng); An Giang (100 tỷ đồng); Trà Vinh (99 tỷ đồng); Cà Mau (61 tỷ đồng); Sóc Trăng (54,7 tỷ đồng); Kiên Giang (49,6 tỷ đồng)...

Bài và ảnh Trang Thái Hòa

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data