Hoạt động thống kê bảo đảm thông tin thường xuyên và đột xuất cho công tác quản lý nhà nước
![]() |
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thời gian qua, hoạt động thống kê của Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận: Hệ thống các văn bản pháp luật về thống kê được sửa đổi kịp thời, sát với điều kiện thực tế và được triển khai có hiệu quả; mô hình tổ chức được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương; trình độ, năng lực của người làm công tác thống kê ngày càng được nâng cao, đáp ứng nghiệp vụ chuyên môn thống kê.
Đáng chú ý, hoạt động thu thập thông tin thống kê được ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong các khâu. Đơn cử, trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng điều tra kinh tế năm 2021 nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên đã rút ngắn và tiết kiệm một nửa thời gian xử lý và kinh phí so với các kỳ Tổng điều tra trước đó.
“Thống kê nhà nước đã bảo đảm thông tin thường xuyên và đột xuất cho công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành và chính quyền địa phương thông qua báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, các báo cáo chuyên đề, các kịch bản tăng trưởng kinh tế, kịch bản điều hành giá của một số mặt hàng thiết yếu”, bà Hương cho biết.
Cho đến nay, số liệu thống kê đã được sử dụng thống nhất trong việc đánh giá, tổng kết Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 ở Trung ương và địa phương; số liệu thống kê cũng được sử dụng trong lập quy hoạch tổng thể quốc gia và từng địa phương.
Thông tin thống kê kinh tế - xã hội được công bố và cung cấp đầy đủ theo lịch phổ biến thông tin thống kê đến đông đảo đối tượng sử dụng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao, qua đó tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong quá trình cung cấp và sử dụng thông tin thống kê.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bà Nguyễn Thị Hương cũng chỉ ra một số hạn chế. Trong đó, mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về thống kê đã tương đối hoàn thiện nhưng việc thực hiện chưa nghiêm dẫn tới hiệu lực, hiệu quả trong công tác thống kê chưa được như mong muốn.
Tổ chức, bộ máy chưa đáp ứng việc phục vụ điều hành của cấp huyện (đặc biệt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp và quy mô dân số mỗi quận/huyện xấp xỉ quy mô của 1 tỉnh) hay tại tại các bộ, ngành.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù Chính phủ có Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19/7/2017 về việc thành lập tổ chức thống kê tại bộ, ngành nhưng đến nay còn 11 bộ, ngành chưa thành lập tổ chức thống kê chuyên trách, từ đó ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp, chính xác và kịp thời của số liệu thống kê.
“Việc phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê giữa hệ thống thống kê của bộ, ngành Trung ương và sở, ngành địa phương với Tổng cục Thống kê còn nhiều hạn chế, nhiều khi chưa kịp thời, đặc biệt vào những thời điểm gấp rút, cần thông tin nhanh, chi tiết”, bà Hương nói.
Trong khi đó, nhân lực làm công tác thống kê còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn; công tác chuyên môn thống kê vẫn còn một số bất cập gây khó khăn trong công tác tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu thống kê; cơ sở hạ tầng và kinh phí cho hoạt động thống kê còn chưa được đầu tư tương ứng với nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu và sản phẩm thống kê; chưa có các chỉ tiêu thống kê phù hợp cho các thành phố lớn theo mô hình “thành phố trong thành phố”…
Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thống kê nhà nước trong thời gian tới, Thống kê Việt Nam xác định cần khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời tập trung vào các nội dung chính: Hoàn thiện các văn bản pháp luật phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu thống kê; Tăng cường công tác bảo đảm và phổ biến thông tin thống kê; Xây dựng, hoàn thiện, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, mô hình thống kê; Hoàn thiện mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ công tác thống kê; Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành thống kê…
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
