Hoàn thiện pháp lý cho hộ kinh doanh
Đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh Từ hộ kinh doanh đến doanh nghiệp vươn tầm thế giới |
Hộ kinh doanh ngóng luật
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay trung bình một tháng, cả nước có 37.400 hộ kinh doanh được thành lập mới. Quy mô vốn đăng ký bình quân của một hộ kinh doanh là khoảng 330 triệu đồng.
Cả nước hiện có khoảng 2,2 triệu hộ đăng ký kinh doanh đang hoạt động, đồng nghĩa với số vốn đăng ký kinh doanh của nhóm kinh tế này khá lớn, đạt khoảng 726.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến nay, hành lang pháp lý đối với mô hình hộ kinh doanh vẫn chưa được hoàn thiện và còn khá nhiều bất cập. Theo đó, hiện nay thành lập hộ kinh doanh chủ yếu vẫn dựa theo những quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (về đăng ký doanh nghiệp), chưa có những quy định cụ thể về thủ tục gia nhập thị trường, về quá trình hoạt động sau khi đăng ký kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan khác như chế độ tiền lương, tiền công, nghĩa vụ thuế, pháp lý tiếp cận vốn vay tín dụng…
Ông Kevin Sergeant, chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất trên thế giới đăng ký khu vực kinh tế hộ gia đình. Hầu hết các quốc gia khác chỉ có mô hình doanh nghiệp cá thể. Vì thế việc ban hành nghị định về hộ kinh doanh là một bước đi phù hợp và cần thiết và cần đẩy nhanh để khắc phục những bất cập về khung pháp lý hiện tại đối với mô hình kinh tế hộ.
Các luật sư tại Công ty luật Hùng Phúc cho rằng, quy định cụ thể về xác định định pháp lý hộ kinh doanh, ngành nghề được phép hoạt động của hộ kinh doanh, định danh hộ kinh doanh trong quá trình đăng ký, hoạt động… sẽ là cơ sở để quản lý chặt chẽ hơn đối với mô hình kinh tế này. Các quy định bổ sung về đối tượng không phải thành lập hộ kinh doanh, địa điểm của hộ kinh doanh… cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để mô hình kinh tế hộ phát triển mạnh trong những năm tới.
![]() |
Hàng triệu hộ kinh doanh không đăng ký vẫn hàng ngày hoạt động đảm bảo cuộc sống |
Cần cụ thể hóa nhiều hơn
Tán đồng với Dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên các chuyên gia tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo cần bổ sung nhiều quy định liên quan đến quá trình hoạt động sau khi đăng ký kinh doanh, chẳng hạn như mối quan hệ lao động giữa các thành viên trong hộ kinh doanh, vấn đề tiền lương, tiền công, vấn đề thuế trong hộ kinh doanh.
Về xác định hộ kinh doanh, theo VCCI, Ban soạn thảo Nghị định nên chọn phương án giữ nguyên các quy định hiện hành là đối tượng thành lập hộ kinh doanh là cá nhân và thành viên hộ gia đình. Về mặt lâu dài, đề nghị quy định hộ kinh doanh là chỉ do cá nhân thành lập, vì đa số hộ gia đình đăng ký kinh doanh đều chủ yếu là cá nhân, cơ quan thuế cũng quản lý hộ kinh doanh theo mã số cá nhân.
Về việc ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh, VCCI cho rằng Ban soạn thảo nghị định cần cân nhắc quy định yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mã ngành cấp 4. Vì việc này tuy tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước nhưng gây khó khăn đáng kể cho hộ kinh doanh khi xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Đối với lĩnh vực thuế, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ quản lý Thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, thuộc Tổng cục Thuế cho rằng hiện Dự thảo Nghị định chưa có các quy định cụ thể về thuế đối với hộ kinh doanh. Theo pháp luật thuế hiện hành, cơ quan thuế xác định đối tượng hộ kinh doanh quy về một cá nhân cụ thể để tính thuế, không xem xét trách nhiệm của cả hộ kinh doanh và hộ gia đình. Vì thế, Dự thảo Nghị định cần tiếp tục làm rõ các vấn đề thuế, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, có trách nhiệm trong xử lý vi phạm trong kinh doanh.
Yêu cầu đăng ký hộ kinh doanh qua mạng Trong khi chờ Nghị định về hộ kinh doanh được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề nghị các địa phương thực hiện đăng ký kinh doanh qua nền tảng trực tuyến. Hoạt động đăng ký kinh doanh này thực hiện theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT. Theo đó, người thành lập hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và xử lý việc đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử. Các hồ sơ này có giá trị pháp lý tương đương tương đương hồ sơ bằng văn bản giấy. |
Song song đó, đại diện ngành Thuế cũng đề nghị không nên quy định mức doanh thu hàng năm cụ thể là 100 triệu đồng để xác định là đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Đồng thời cần nghiên cứu thêm các đối tượng kinh doanh thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ… để quản lý các đối tượng cá nhân trong lĩnh vực này.
Được biết, tại dự thảo mới nhất (ngày 2/10), Ban soạn thảo Nghị định đã tiếp thu chỉnh lý, bổ sung một số quy định trên cơ sở góp ý của các bộ ngành, địa phương. Theo đó, quy định về đối tượng thành lập hộ kinh doanh được giữ nguyên theo Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (bao gồm cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình). Ngoài ra, Dự thảo cũng làm rõ hơn các đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh và bổ sung quy định về căn cứ xác định mức thu nhập thấp.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
