agribank-vietnam-airlines

Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước

Trần Hương
Trần Hương  - 
Để các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thực thi cần phải có một cơ chế phù hợp. Hệ thống pháp luật liên quan đến KTNN trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN cần phải được hoàn thiện, nó không chỉ liên quan đến Luật KTNN mà còn liên quan đến nhiều Luật khác…
aa
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của KTNN được chi phối bằng Luật Ngân sách nhà nước - (năm 1996), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995), Luật Ngân hàng Nhà nước (năm 1997).

Ngày 14/6/2005, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI thông qua Luật KTNN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Đây là dấu mốc mở ra một giai đoạn phát triển mới của KTNN với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Luật KTNN đã cụ thể hóa quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của KTNN, bảo đảm thiết chế có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, việc hội nhập quốc tế đòi hỏi nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả của KTNN. Sau hơn 3 năm thi hành, Luật KTNN năm 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Ngày 26/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020).

Luật đã bổ sung, làm rõ một số nội dung quan trọng về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; quyết định kiểm toán theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của KTNN; quyền được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; quyền khiếu nại và khởi kiện của đơn vị được kiểm toán...; qua đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của KTNN trong giai đoạn mới.

Cùng với Luật KTNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công… được ban hành đã quy định nhiều nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN...

Ngày 13/2/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN. Ngay sau khi Pháp lệnh được thông qua, KTNN đã khẩn trương ban hành các hướng dẫn để hoàn thiện các văn bản của Ngành, bảo đảm Pháp lệnh được đưa vào cuộc sống đúng thời hạn quy định. Việc ban hành Pháp lệnh là hết sức cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN; tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KTNN; nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm toán của KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong bối cảnh mới như hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN là hết sức cần thiết và phải đáp ứng một số yêu cầu. Thứ nhất, cần đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành.

Luật KTNN năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2019 được ban hành nhằm cụ thể hóa quy định về KTNN trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và một số luật chuyên ngành còn chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhận thức của các nhà làm luật về vị trí, vai trò của KTNN còn chưa đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; chưa khắc phục triệt để tình trạng đưa vào dự án luật chuyên ngành các quy định nhằm tạo thuận lợi hoặc bảo vệ lợi ích cục bộ của bộ, ngành.

Thông qua việc nghiên cứu sâu về các luật như: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư, Luật Quản lý thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng... nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN, đáp ứng yêu cầu hiến định.

Theo lãnh đạo Vụ Pháp chế KTNN, trong bối cảnh hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn những khoảng trống pháp lý, quy định thiếu đồng bộ, việc hoàn thiện pháp luật KTNN đảm bảo theo đúng định hướng của Đảng, tuân thủ các quy định chung của Nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết. Theo đó, KTNN cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện Luật KTNN theo hướng bảo đảm bao quát nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công; bổ sung thẩm quyền của kiểm toán viên áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng…

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của KTNN, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở pháp lý cho vị trí, vai trò và tổ chức hoạt động của KTNN. Tiếp đó, KTNN và các các cơ quan liên quan phải giải quyết được vấn đề chồng chéo, trùng lặp, phân công chưa thật rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, công việc được giao. Đồng thời, KTNN phải đảm bảo tính độc lập tương xứng với vị trí, vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật…

Hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính độc lập hơn nữa của KTNN. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KTNN trước hết phải nâng cao tính độc hơn nữa của KTNN. Vị thế độc lập của KTNN đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật KTNN. Vấn đề là các quy định của Luật phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan khác và được tất cả các cơ quan tổ chức tuân thủ.

KTNN cần phải được hoạt động một cách độc lập và không bị ảnh hưởng hoặc can thiệp của bất kỳ một cơ quan nào khác. Điều này sẽ giúp bảo đảm sự trung thực, khách quan, công khai, minh bạch trong quá trình kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Ba là hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cơ chế thực thi của kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN. Theo quy định của Luật KTNN, hiện nay chưa có cơ chế bảo đảm các kết luận, kiến nghị của KTNN được thực thi. KTNN chỉ là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công bằng các hình thức kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan và các chương trình của Nhà nước.

Khi các vấn đề được phát hiện và các kết luận, kiến nghị được đưa ra, việc thực thi vẫn thuộc trách nhiệm của các cơ quan được kiểm toán. Các kiến nghị của KTNN về cơ bản mang tính chất khuyến nghị, chứ không mang tính chất bắt buộc. Mặc dù, những kiến nghị này cung cấp những chỉ dẫn rất có giá trị, nhưng xử lý các vấn đề đã được phát hiện như thế nào lại thuộc quyền quyết định của các cơ quan được kiểm toán.

Do đó, để các kiến nghị của KTNN được thực thi cần phải có một cơ chế phù hợp. Hệ thống pháp luật liên quan đến KTNN trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN cần phải được hoàn thiện, nó không chỉ liên quan đến Luật KTNN mà còn liên quan đến nhiều Luật khác…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cố tình chây ì nợ bảo hiểm xã hội không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn đánh mất niềm tin của người lao động. Hậu quả là không chỉ người lao động gánh chịu, mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá bằng sự quay lưng của xã hội.
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo qua facebook, fanpage giả mạo

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo qua facebook, fanpage giả mạo

Thời gian gần đây, tình trạng giả mạo fanpage các tổ chức, cơ quan, người nổi tiếng,… trên facebook đang gia tăng đáng báo động. Việc có thể sở hữu tích xanh của facebook thông qua khoản trả phí hàng tháng đã vô tình tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng.
Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn sử dụng công nghệ deepfake để giả mạo video, hình ảnh và giọng nói người thân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù đã được khuyến cáo, không ít người vẫn mất cảnh giác, có nạn nhân đã bị chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến

Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo trực tuyến tinh vi đang lan rộng, khiến nhiều người mất tiền hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân mà không hề hay biết. Kẻ gian lợi dụng cơ chế bảo mật của ngân hàng để khóa tài khoản của nạn nhân, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng, dụ họ cung cấp thông tin hoặc cài đặt phần mềm độc hại.

Khởi tố Hằng "Du mục", Quang Linh Vlogs

Chiều 4/4, tại họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bộ Tài chính sẽ hậu kiểm, xử lý hành vi gian lận hoàn thuế TNCN

Bộ Tài chính sẽ hậu kiểm, xử lý hành vi gian lận hoàn thuế TNCN

Đây là thông tin được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ Tài chính ngày 3/4 do Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
Cần sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Cần sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không chỉ là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, mà còn đóng vai trò điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lao động cho rằng mức đóng thuế hiện tại chưa thực sự hợp lý, nhất là khi thu nhập sau thuế của họ khó đáp ứng nhu cầu sống.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề xuất bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề xuất bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Dân tộc và Tôn giáo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo ban hành, liên tịch ban hành.
Cẩn trọng chiêu trò sử dụng công nghệ AI cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, đe dọa tống tiền

Cẩn trọng chiêu trò sử dụng công nghệ AI cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, đe dọa tống tiền

Bộ Công an đưa ra cảnh báo tái diễn tình trạng kẻ xấu lợi dụng hình ảnh, video công khai của người dân để chỉnh sửa, cắt ghép, sau đó đe dọa tống tiền bằng các hình ảnh video giả mạo.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data