Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ: Đẩy mạnh kết nối kinh doanh và đầu tư Xuất khẩu điều đạt kỷ lục trong nhiều năm gần đây Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng |
![]() |
Năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 97 tỷ USD |
Năm 2023, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó, dẫn đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 18,2 tỷ USD; tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17 tỷ USD; dệt may đứng thứ 3 với 14,47 tỷ USD.
Các nhóm hàng xuất khẩu đáng chú ý khác như điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép…
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 13,82 tỷ USD, giảm gần 700 triệu USD so với năm 2022. Như vậy, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 111 tỷ USD. Đây là năm thứ 3 liên tiếp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 100 tỷ USD trở lên. Hoa Kỳ là đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD (sau Trung Quốc).
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 11,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Nhiều nông sản đặc trưng của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu... nhưng Hoa Kỳ không có thế mạnh để sản xuất. Do đó, cơ hội đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ là rất lớn.
Việt Nam – Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững vào tháng 10/2023, cánh cửa vào thị trường Hoa Kỳ đã mở rộng, chỉ cần Chính phủ có các chính sách cụ thể hỗ trợ và doanh nghiệp Việt chủ động thực hiện.
Bên cạnh đó, hiện các thách thức khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ là không nhỏ. Theo đó, Hoa Kỳ ban hành nhiều chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ các lợi ích của các doanh nghiệp trong nước khi các sản phẩm từ Việt Nam chiếm thị phần, cạnh tranh mạnh với doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Các rào cản phi thuế quan có thể làm hạn chế tiếp cận thị trường và tăng chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành dự thảo sửa đổi các quy định nhằm tăng cường thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại trong Luật Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (Đạo luật Thuế quan 1930 của Hoa Kỳ) để lấy ý kiến các bên liên quan cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp Việt.
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Các thị trường phát triển chú trọng đến phát triển bền vững sẽ có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Nhằm để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin thị trường trên nền tảng số cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.
Đồng thời, hỗ trợ xây dựng và triển khai các triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
