Hóa giải nỗi lo thất thu thuế kinh doanh qua mạng
![]() | Gia hạn thời hạn nộp thuế: Chính sách cần sát với thực tiễn |
![]() | Cần thêm ưu đãi thuế, phí |
![]() | Thuế kinh doanh qua mạng: Để thu đúng, thu đủ |
Vẫn còn tình trạng “né thuế”
Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các năm qua, ngành thuế đã thu thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã nộp thuế như Facebook nộp 1.694 tỷ đồng, Google nộp 1.618 tỷ đồng, Microsoft 576 tỷ đồng. Năm 2021, số thu thuế từ dịch vụ xuyên biên giới đạt 1.317 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2020…
Mặc dù, số thuế thu được từ các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới đang có chiều hướng tăng lên, nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, con số này vẫn chưa tương xứng với doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này tại nước ta.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, Báo cáo Digital Marketing Trends 2021 được thực hiện bởi Novaon và các chuyên gia ngành Marketing công bố mới đây cho thấy, ước tính trung bình quy mô thị trường Quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2020 - 2025 tiếp tục giữ mức tăng trưởng mạnh CARG là 21,5%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng có chững lại nhưng tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến vẫn đạt ở mức 820 triệu USD và dự báo 2021 sẽ đạt mức doanh thu 955,7 triệu USD. Ngân sách chi cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vượt hơn 1 tỷ USD/năm.
Bên cạnh đó, nền kinh tế số dù gặp nhiều thách thức do dịch bệnh nhưng đã đạt 14 tỷ năm 2020, tăng trưởng 16% và dự báo sẽ tăng lên 52 tỷ vào 2025. Thương mại điện tử bùng nổ với mức tăng trưởng lên đến 46%. Trong vòng 5 năm, Digital Marketing đã phát triển vượt bậc. Mặc dù giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng của Digital Marketing tại Việt Nam vẫn tăng trưởng 20-30%, thậm chí có một số doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng 200-300% năm 2020 vừa qua.
TS.Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nêu nhận định, có thể thấy với con số hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuế thu được từ dịch vụ xuyên biên giới vẫn chưa đúng và đủ so với doanh thu, lợi nhuận mà các tập đoàn công nghệ trên thế giới có được khi hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các doanh nghiệp này, mà cần nhận diện chính sách thuế của chúng ta đã có những “lỗ hổng” khiến tình trạng “né thuế” vẫn tiếp diễn, thậm chí đôi khi chính các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới cũng mong muốn nộp thuế nhưng chưa có công cụ, cơ chế. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới, chính vì vậy đòi hỏi cần hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp lý để kiểm soát hiệu quả hơn. Khi đó, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp thuế, không còn “ngây thơ” với nghĩa vụ thuế của mình.
Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động thương mại điện tử, tạo sân chơi bình đẳng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giữa hoạt động kinh doanh trong nước và hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.
Các nhà cung cấp nước ngoài đã có công cụ nộp thuế
Vừa qua, Tổng cục Thuế đã cho ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, từ đây các nhà cung cấp nước ngoài có thể nộp thuế ở bất cứ nơi đâu chỉ cần có địa chỉ email và thiết bị như máy tính, điện thoại có kết nối Internet.
Ông Nguyễn Văn Phụng - Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế cho biết, trước đây, nhà cung cấp nước ngoài bán dịch vụ, sản phẩm vào Việt Nam qua hai kênh, kênh thứ nhất là qua doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế nhà thầu nhưng cũng có thể bán thẳng cho người tiêu dùng, mà đối với bán cho người tiêu dùng, chưa có cơ chế giữ lại thuế đối với cá nhân để nộp cho Chính phủ hay cơ chế cho phép nhà cung cấp nước ngoài tự khai tự nộp. Thực tế, các nhà cung cấp nước ngoài đã sẵn sàng nộp thuế cho Việt Nam, khi đã có công cụ, nhà cung cấp nước ngoài tự khai tự nộp thuế, cơ quan quản lý cũng có công cụ để kiểm tra chéo, đối soát dữ liệu, và hiển nhiên sẽ tăng thu được thuế.
Ông Hoàng Thuỳ Dương - Phó tổng Giám đốc điều hành lĩnh vực tư vấn Thuế tại Việt Nam, KPMG nhận định, công cụ này sẽ giúp các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện kê khai và nộp thuế dễ dàng, thuận tiện hơn, vì thực hiện bằng phương thức điện tử nên sẽ nâng cao tính minh bạch. Cổng thông tin này sẽ khắc phục được hạn chế của phương thức truyền thống.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giải pháp này đã đúng, kịp thời nhưng vẫn chưa đủ để có thể hóa giải nỗi lo thất thu thuế kinh doanh qua mạng. Thực tế, quan trọng nhất vẫn là dữ liệu. Các hoạt động kinh doanh qua mạng khó quản lý là do các cơ quan không có dữ liệu để xác định đúng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp này không có trụ sở tại Việt Nam.
Về vấn đề này, ông Phụng cho biết, cách đây vài năm, cơ quan nhà nước nào cũng có dữ liệu nhưng không có sự kết nối, không có sự đồng bộ, vì vậy chưa khai thác được nguồn lực, sức mạnh của quản lý nhà nước. Hiện Chính phủ đã thực hiện Chính phủ điện tử, Bộ Công an chia sẻ dữ liệu dân cư, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chia sẻ thông tin về đất đai, tài nguyên, ngành thuế cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin được phép chia sẻ cho các cơ quan hữu quan, như vậy có thể khai thác được nguồn dữ liệu, nguồn tài nguyên sẵn có để phục vụ quản lý nhà nước, đảm bảo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Cùng với việc liên thông dữ liệu quốc gia, Việt Nam cũng tích cực kết hợp cùng cơ quan thuế quốc tế, bởi lẽ việc chuyển giá, “né thuế” của các tập đoàn đa quốc gia là câu chuyện toàn cầu, muốn giải quyết thì cần có sự phối hợp giữa các nước. Đơn cử như Chương trình chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) phát triển với đề xuất từ các nước G20 đã xây dựng 15 chương trình hành động, đưa ra các giải pháp chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận. Hiệp định thuế đa phương là một trong các chương trình hành động nhằm thực hiện các giải pháp liên quan đến hiệp định thuế, bổ sung các quy tắc thuế quốc tế và giảm thiểu cơ hội trốn tránh thuế của các công ty đa quốc gia. Đến nay, hiệp định thuế đa phương đã bao gồm 99 nước/vùng lãnh thổ tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam.
OECD cũng cho biết, một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo đảm các công ty lớn phải trả mức thuế tối thiểu là 15% đã được gần 140 quốc gia nhất trí. Các nước đang kỳ vọng sẽ đưa thỏa thuận đột phá này thành một công ước được ký kết vào năm 2022 và có hiệu lực vào năm 2023. Theo đó, từ năm 2023, tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ được áp dụng cho các công ty có thu nhập từ 750 triệu euro (870 triệu USD) trở lên.
Với Việt Nam, theo ông Phụng, là một nước có thị trường nội địa tương đối lớn, sáng kiến cải cách thuế này sẽ cho phép Việt Nam được quyền đánh thuế ở một chừng mực nào đó đối với các công ty công nghệ và thương mại điện tử có doanh thu lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, thỏa thuận này có thể làm giảm khả năng thu hút các công ty nước ngoài của Việt Nam bằng các chính sách ưu đãi thuế. Vì vậy, ngay khi chính sách này có hiệu lực, về phía cơ quan quản lý sẽ phải ngay lập tức tính toán lại chính sách ưu đãi thuế theo hướng đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
