Hỗ trợ thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi: Cho vay mới phục hồi sản xuất hơn 294 tỷ đồng
![]() | Ngân hàng gỡ khó cho người nuôi lợn bị dịch |
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời về nội dung này, NHNN cho biết, xác định vai trò nòng cốt của nông nghiệp trong nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Đặc biệt, để phù hợp với đặc thù rủi ro của lĩnh vực nông nghiệp (dễ bị ảnh hưởng bởi các đợt thiên tai, dịch bệnh liên tiếp), NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP; đồng thời, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015, Thông tư 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 hướng dẫn thực hiện.
Theo đó, các hộ dân sản xuất nông nghiệp (trong đó có hộ chăn nuôi lợn) thuộc đối tượng vay vốn được hưởng chính sách hỗ trợ xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh, xem xét miễn, giảm lãi vay, khoanh nợ,...
Thời gian qua, trước ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, để hỗ trợ người chăn nuôi lợn, NHNN đã kịp thời có các văn bản chỉ đạo các TCTD, NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố nắm sát diễn biến dịch trên địa bàn, chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất,…, đặc biệt là đối với các cơ sở nuôi giữ, cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ; tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố các biện pháp xử lý rủi ro (khoanh nợ) theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
Theo NHNN, đến cuối tháng 11/2019, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn toàn quốc đạt khoảng 56.221 tỷ đồng; dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi là 1.941,8 tỷ đồng. Đến nay, các TCTD đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại các tỉnh/thành phố có dịch qua các biện pháp: cơ cấu lại thời hạn trả nợ 493,4 tỷ đồng dư nợ; miễn, giảm lãi vay cho dư nợ 141,2 tỷ đồng; Cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh 294,3 tỷ đồng; biện pháp khác (ưu tiên thu gốc trước, lãi sau…) 22 tỷ đồng.
Riêng tại tỉnh Long An, hiện dư nợ cho vay ngành chăn nuôi đạt 1.891 tỷ đồng, dư nợ bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi là 5,15 tỷ đồng, các TCTD đã hỗ trợ cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh số tiền 400 triệu đồng; do đó, các TCTD vẫn đang tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi theo chỉ đạo của NHNN.
"Như vậy có thể thấy, NHNN đã chủ động có các văn bản chỉ đạo hệ thống ngân hàng triển khai kịp thời nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế", NHNN thông tin thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
