agribank-vietnam-airlines

Hỗ trợ nông dân tiếp cận nông nghiệp thông minh

Bài và ảnh Hữu An
Bài và ảnh Hữu An  - 
Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra sâu rộng, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có nông nghiệp, nông thôn. Hệ sinh thái nông nghiệp cũng đang chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp quy ước đã phát triển thành xu thế nông nghiệp thông minh.
aa
ho tro nong dan tiep can nong nghiep thong minh TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao
ho tro nong dan tiep can nong nghiep thong minh Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp thông minh chủ yếu dựa vào ứng dụng khoa học công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, chuyển giao, phân phối và sử dụng năng lượng một cách bền vững, vừa bảo đảm an ninh lương thực, sử dụng hợp lý tài nguyên, vừa bảo đảm tăng hiệu quả năng suất lao động ngành nông nghiệp, giúp khu vực nông thôn sớm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

ho tro nong dan tiep can nong nghiep thong minh
Công nghệ là trợ thủ đắc lực của bà con nông dân trong sản xuất

Theo PGS-TS. Phạm Quang Hà, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Hợp tác xã nông nghiệp số Việt Nam, biến đổi khí hậu đang gây nên những tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển nông nghiệp. Đây không phải là vấn nạn của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của cả thế giới. Vài thập niên trở lại đây, những thách thức về biến đổi khí hậu mà ngành nông nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt có xu hướng gia tăng và ngày càng khốc liệt.

Vượt lên tất cả, nông nghiệp Việt Nam không chỉ là trụ đỡ của Quốc gia mà còn đảm đương cả trách nhiệm quốc tế. Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện đạt 44 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với năm 2017. Việt Nam muốn tăng trưởng nông nghiệp bền vững, đồng nghĩa phải có giá trị gia tăng từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến, phát triển thị trường… phải tiếp cận kinh tế số, nông nghiệp thông minh.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), nông nghiệp thông minh đòi hỏi người nông dân phải nâng cao năng lực để thích ứng với bối cảnh mới, do đó người nông dân thực sự cần được hỗ trợ trong tiếp cận nền nông nghiệp thông minh.

Ở nông thôn hiện nay có đến 63% dân số sử dụng internet thường xuyên, khá thuận lợi để nông dân dùng điện thoại thông minh trong quản lý dữ liệu về điều kiện môi trường, thời tiết, lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất nông nghiệp, giá cả, diện tích đất canh tác, cả việc nắm bắt nhu cầu thị trường nông sản, khuyến nông… đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Khoa học, công nghệ và sự sáng tạo sẽ giúp người nông dân Việt Nam đóng vai trò làm chủ trong nông nghiệp thông minh. Các nhà làm chính sách, các cơ quan quốc tế, các trường đại học phải hỗ trợ, sát cánh cùng người nông dân trong quá trình đó.

Ông Salaheddine Lalaouinajth, Bí thư thứ nhất phụ trách về kinh tế tại Đại sứ quán Vương quốc Maroc tại Việt Nam cho biết, từ năm 2008, Maroc đã quyết định khởi xướng Kế hoạch Xanh, phát triển nông nghiệp thông minh tập trung vào 3 nội dung chính là hệ thống quản lý trang trại (FMIS), nông nghiệp chính xác (PA) và công nghệ internet vạn vật. Chỉ sau một thời gian ngắn, nông nghiệp trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Maroc khi đóng góp gần 14% tổng sản phẩm trong nước, thu hút lực lượng lao động lên đến 38% dân số và đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm ổn định cho gần 37 triệu dân…

Muốn hình thành nông nghiệp thông minh, PGS-TS. Phạm Quang Hà nhấn mạnh rằng, bên cạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kết hợp công nghệ tự động hóa và một hệ thống dữ liệu đồng bộ, cần hỗ trợ, xây dựng hạ tầng hậu cần, dịch vụ để sử dụng hợp lý tài nguyên vùng nông thôn, kết nối nông nghiệp thông minh và nông thôn mới thông minh, kết nối thành phố thông minh và vùng nông thôn thông minh để phát triển bền vững.

Nhiều chuyên gia kiến nghị cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh cần được tiếp tục cắt giảm một cách thực chất. Như giảm gánh nặng thuế, phí, chế độ kế hoạch cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, xác định doanh nghiệp đóng vai trò “bà đỡ” để đưa công nghệ, quản lý, vốn và thị trường vào sản xuất nông nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công, tăng hỗ trợ các lĩnh vực còn nhiều dư địa tăng trưởng như thủy sản, chăn nuôi, rau quả, chế biến lâm sản. Bởi thực tế cho thấy nợ xấu cho vay trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn thấp nhất trong các ngành kinh tế.

Bài và ảnh Hữu An

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data