Hết thời hám rẻ
![]() | Thách thức với ngành bán lẻ |
![]() | M&A bán lẻ: DN nội cùng lớn hay tự triệt tiêu?! |
![]() | Thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam bằng thương mại điện tử |
Phương Chi, nữ nhân viên bảo hiểm 29 tuổi, đi dọc các dãy kệ siêu thị vào buổi chiều muộn ngày thứ Hai đầu tuần, nhặt vội miếng thịt bò Campbell Úc, file cá hồi Nauy với mấy trái cam vàng Nam Phi, vài quả xoài Thái. Thực đơn bữa tối ngày đầu tuần có món bò lúc lắc, cá hồi sốt cam và xoài Thái tráng miệng… Dù đa phần đều là hàng nhập khẩu, giá không hề rẻ, nhưng cái chính là cô tin tưởng hơn vào chất lượng của các loại thực phẩm này sau thời gian dài kiểm chứng.
Hàng nhập khẩu, sản phẩm giá cao giờ đây không chỉ “ngập” các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, mà ngay các cửa hàng tiện lợi cũng không thiếu. Bạn có thể dễ dàng mua xoài Thái ở góc chợ cóc, hay kiếm hộp sữa ngoại ở cửa hàng tạp hóa đầu phố… Động thái này là hệ quả của việc nhu cầu đối với sản phẩm tiêu dùng thiết yếu giá tầm trung - cao cấp thời gian gần đây đang có xu hướng tăng lên.
Dù chưa có công bố cụ thể nào về nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng vào Việt Nam thay đổi thế nào trong thời gian qua, nhưng có thể lấy một ví dụ, nhập khẩu hàng rau quả 5 tháng năm 2016, theo Tổng cục Hải quan, đạt trên 279 triệu USD, tăng tới 48,7% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Đối với người tiêu dùng Việt Nam, họ quan tâm đến giá trị của sản phẩm hơn là vấn đề giá rẻ”, Roberto Butragueño, Phó giám đốc Bộ phận Dịch vụ bán lẻ của Nielsen Việt Nam, đưa ra nhận định như vậy sau khi cơ quan này công bố Khảo sát toàn cầu với chủ đề “Các chiến lược phát triển ngành bán lẻ” hồi cuối tuần trước. Theo ông, giờ đây người Việt sẵn sàng trả nhiều hơn nếu họ tin rằng sản phẩm đó mang lại nhiều giá trị và lợi ích hơn một sản phẩm giá rẻ đơn thuần.
Khả năng chi tiêu nhiều hơn của người dân rõ ràng là có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á trong chuyến thăm Việt Nam hồi tuần trước có khuyến nghị cần chú ý tới nguồn lực tăng trưởng này, đặc biệt là đối tượng thu nhập trung bình khá trở lên có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai. Nhưng đồng thời sự lạc quan trong chi tiêu nói trên cũng cho thấy niềm tin vào triển vọng nền kinh tế hiện nay của nhóm người trung lưu trở lên đã có sự cải thiện.
Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng ở nhóm này có thể tác động tiêu cực đến lạm phát trong nước, nhất là trong bối cảnh thị trường nguyên liệu cơ bản trên thế giới đã qua giai đoạn giá cả suy giảm có thể tạo tác động kép lên bất ổn vĩ mô. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tạo rủi ro mất cân đối cán cân thương mại, và ở mức độ thay đổi đột biến có thể áp lực lên tỷ giá…
Nhưng nguy hiểm hơn nữa, khi “người tiêu dùng Việt đang tìm kiếm những sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo nhất đối với họ, trong bất kể bối cảnh kinh tế đang diễn ra như thế nào”, theo Nielsen, thì thách thức đặt ra ngay với nền sản xuất trong nước.
Các cơ xưởng sản xuất thường nhỏ bé và kém hiện đại; những cánh đồng trồng cấy truyền thống và rất hiếm có mô hình sản xuất sạch; khả năng thích ứng với thay đổi của người mua về sản phẩm, mẫu mã, chuẩn chất lượng… rất hạn chế là điểm yếu của nền sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
Vì lẽ trên, niềm tin giữa người mua và nhà sản xuất, đơn vị cung cấp sản phẩm rất thấp và là một thách thức khó vượt để đưa “người mua, kẻ bán” đến với nhau. Thực phẩm bẩn, rau quả tẩm thuốc quá liều lượng cho phép tràn lan; quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, thậm chí sản phẩm chứa chất độc ngang nhiên “qua mặt” cơ quan quản lý thị trường để được bán công khai… là điều khiến người tiêu dùng khó chấp nhận nhất. Vì thế, không chỉ niềm tin đổ vỡ mà sự cảnh giác cũng được đẩy lên cao độ. Ở điểm này, nghiên cứu Nielsen cũng đề cập những con số đầy hàm ý.
Có tới 79% người Việt chủ động tìm kiếm các sản phẩm chứa các thành phần tốt cho sức khỏe; 74% nói rằng họ tìm hiểu về các nhãn hàng dinh dưỡng rất cẩn trọng. Đáng chú ý hơn, 48% cho biết các sản phẩm tốt cho sức khỏe hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ.“Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của người tiêu dùng”, Roberto nhấn mạnh.
Và trong khi cơ quan chức năng vẫn đang “bó tay” với việc thực phẩm bẩn, rau tẩm hóa chất ngang nhiên tràn ra tận hè phố; trong khi nền sản xuất trong nước vẫn chạy theo cách thức tạo ra sản phẩm giá thấp mà không chứng minh giá trị đem lại cho người dùng; thì ngược lại những người như Phương Chi đang chấp nhận tăng chi tiêu, tăng cả tỷ lệ trong thu nhập hàng tháng cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để bảo vệ gia đình và bản thân. Đó là thách thức rất lớn trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, để làm sao có thể đưa nền sản xuất đến gần hơn với cầu tiêu thụ. Đồng thời, không để khoảng cách xã hội tiếp tục kéo xa giữa các nhóm thu nhập...
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
