Hấp dẫn ngành nhựa xây dựng
![]() | Doanh nghiệp ngành nhựa chủ động tìm lối đi |
![]() | DN ngành nhựa trước nguy cơ bị thâu tóm |
![]() | Sóng M&A ngành nhựa tiếp tục sôi động |
“Theo hệ thống phân loại của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, ngành nhựa xây dựng thuộc ngành vật liệu với chỉ số nhóm ngành đã tăng 45% trong 9 tháng đầu năm, phần nào chứng tỏ rằng đây là một ngành được nhà đầu tư rất quan tâm”. Bà Trần Anh Đào - Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận trong hội thảo Ngành Nhựa xây dựng Việt Nam - Câu chuyện cạnh tranh trên sân nhà.
![]() |
Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng Phạm Văn Bắc mang đến cái nhìn cụ thể hơn về sự phát triển của các DN nhựa xây dựng với 2 ngạch chính đó là DN sản xuất ống nhựa và DN sản xuất thanh profile.
Hiện các sản phẩm ống nhựa sản xuất tại Việt Nam chiếm 95-98% thị trường ống nhựa Việt Nam, trong đó, phần lớn vẫn thuộc về 2 DN Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) và CTCP nhựa Bình Minh (BMP) là những DN tiên phong trong mảng thị trường này. Sản phẩm ống nhựa đã thay thế 50-60% các sản phẩm ống cấp nước bằng kẽm và vật liệu khác tại Việt Nam.
Với các DN sản xuất thanh profile, hiện hàng hóa sản xuất từ các DN trong nước chiếm khoảng 60% thị phần. Đáng nói là nhu cầu thị trường ngày càng tăng lên, theo chiến lược phát triển nhà ở, năm 2014, tốc độ phát triển nhà ở tăng 10-15%/năm. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng các loại vật liệu làm cửa thì có đến 80-90% là dùng cửa nhựa, 10-20% còn lại là dùng vật liệu gỗ thông thường. Điều này cho thấy thị trường cửa nhựa ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc) Đặng Trần Hải Đăng cũng chỉ ra đây là ngành có sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN nhựa xây dựng trong nước và DN nước ngoài.
Đối với mảng ống nhựa, nhược điểm cồng kềnh, khó vận chuyển là rào cản cho các sản phẩm ngoại nhập. Song các DN nước ngoài lại đang tham gia vào thị trường qua kênh mua bán, sáp nhập (M&A).
Điều này có thể nhìn thấy qua việc Nawaplastic Industries (công ty con của SCG, Thái Lan) đang nối dài cánh tay của mình ở thị trường Việt Nam thông qua hàng loạt thương vụ M&A, để có trong tay thị phần không hề nhỏ của 2 ông lớn là BMP và NTP với sở hữu tương ứng là 20% và 23,84%. Ngoài ra, các DN của Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu và chuẩn bị những bước đi xâm nhập vào thị trường.
“Với mảng nhựa profile lại vấp phải cạnh tranh trên sân nhà bao gồm việc cạnh tranh với các sản phẩm thay thế và cạnh tranh với DN ngoại trên thị trường - ông Đăng phân tích”. Đó là việc phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế là cửa gỗ truyền thống và cửa nhôm. Nổi cộm hơn cả là việc DN Việt đang phải cạnh tranh trên sân nhà với sản phẩm ngoại nhập chiếm đến 60% thị phần trong đó chủ yếu từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa Việt Nam dù xuất hiện sau nhưng chất lượng được đánh giá tốt, giá thành tầm trung, thời hạn bảo hành cao và chiếm được tình cảm của chính bản thân người tiêu dùng Việt Nam tin dùng nên nếu DN nhựa Việt Nam đầu tư sản xuất, xu hướng sản phẩm nhựa Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh cao và thị phần tăng lên. Thực tế, các sản phẩm nhôm composite, tấm trần, nẹp trang trí, hàng nội địa đang chiếm đến gần 100% thị phần.
Với những cơ hội từ thị trường và sự nỗ lực cạnh tranh của các DN ngành nhựa xây dựng, ông Đăng chỉ ra những điểm đến mà nhà đầu tư có thể xem xét. Trong đó ngành ống nhựa nổi lên là NTP hiện chiếm 65% thị phần miền Bắc với sản lượng tiêu thụ 70.904 tấn/năm. Kết quả 9 tháng đầu năm, NTP đạt doanh thu 3.103 tỷ đồng, tăng 22%; Lợi nhuận trước thuế đạt 319,7 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ 2015.
Nhựa BMP lại vượt trội với thị phần ống nhựa chiếm 50% ở miền Nam. Sản lượng tiêu thụ 67.857 tấn/năm. Kết quả 9 tháng đầu năm cho thấy BMP đạt doanh thu thuần 2.479 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận trước thuế đạt 663 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 540 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ 2015.
Với ngành nhựa vật liệu xây dựng, Nhựa Đông Á (DAG) nổi lên với sản lượng tiêu thụ 35.000 tấn/năm, chiếm khoảng 20% thị phần toàn thị trường. Tham vọng của DAG trong giai đoạn tới là chiếm 35-40% thị phần miền Bắc và tiến tới 20% thị trường miền Nam.
Để thực hiện được mục tiêu này, DN đang chuẩn bị đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới đưa công suất kỹ thuật sẽ tăng từ 12.000 tấn/năm 2013 lên đến 36.000 tấn/năm trong năm 2016 và 54.000 tấn/năm vào năm 2017. Dự kiến tăng trưởng doanh thu 17%-20%/năm trong giai đoạn 2016-2020, đạt 2.779 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 180 tỷ đồng (+21%/năm) năm 2020. DAG tham vọng không để EPS thấp hơn 2.000 đồng/CP.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
