Hành động quyết liệt, khẩn trương trong toàn hệ thống
![]() | Cơ hội cho thanh toán không dùng tiền mặt bứt phá |
![]() | Diễn biến lãi suất ngày càng tích cực |
![]() | Chính sách giảm lãi suất của NHNN: Bước đi cần thiết hỗ trợ cho doanh nghiệp |
Đưa ra nhiều giải pháp
Ngay khi xảy ra dịch bệnh, NHNN đã chủ động ban hành 4 văn bản và tổ chức 2 buổi làm việc trực tiếp với các TCTD để yêu cầu rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng, xây dựng các chương trình, kịch bản hành động của ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Cơ quan điều hành cũng đã khẩn trương ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đặc biệt, từ ngày 17/3/2020, NHNN đã giảm đồng bộ các mức lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, phát tín hiệu mạnh mẽ định hướng điều hành giảm lãi suất của NHNN, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD trong trường hợp tiếp cận vốn từ NHNN và hỗ trợ các TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay nền kinh tế. Các tổ chức như NAPAS và CIC cũng đã quyết định miễn, giảm phí chuyển mạch, giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng trên quy mô lớn giúp giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và thúc đẩy TTKDTM...
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tình hình dịch bệnh còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền trả nợ cho ngân hàng, dẫn tới ngân hàng khó khăn thu hồi vốn để có doanh thu. Áp lực cuối cùng là ngành Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu như dịch bệnh kéo dài. Vì vậy các NHTM phải đưa ra được những gói hỗ trợ, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới khách hàng bị thiệt hại. Đồng thời tiếp tục nắm bắt tình hình thực tế các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, kịp thời báo cáo vướng mắc, khó khăn để NHNN xem xét, xử lý.
![]() |
Ngành Ngân hàng liên tục đưa ra các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
Báo cáo về tình hình triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Tiết Văn Thành - Tổng giám đốc Agribank cho biết, nhà băng này đã có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống và cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó theo ba cấp độ, đưa ra những phương án dự phòng phù hợp, nhất là với những đơn vị trọng yếu như Trung tâm Thanh toán, công nghệ thông tin...
Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng cũng chia sẻ, ngân hàng đã có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống thành lập Ban Chỉ đạo và tiểu ban phòng, chống dịch tại từng đơn vị cũng như xây dung kế hoạch phòng, chống dịch. Đồng thời ban hành chính sách đối với cán bộ trong trường hợp bị lây nhiễm bệnh, có hướng dẫn nội bộ về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhà băng này cũng kích hoạt hoạt động tại thời điểm dự phòng, phân loại các hoạt động phải triển khai liên tục; triển khai các gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Về công tác an sinh xã hội phòng, chống dịch Covid-19, đến nay có 16 TCTD tham gia ủng hộ công tác phòng chống dịch với tổng số tiền 140 tỷ đồng. Trong đó, 4 NHTM Nhà nước mỗi ngân hàng ủng hộ 10 tỷ đồng. |
Tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá, hiện dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, tiếp tục ảnh hưởng sản xuất trong nước nên toàn ngành Ngân hàng, trong đó có 4 NHTM Nhà nước cần phải thực sự quyết liệt, khẩn trương, bằng nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân.
Nhấn mạnh từng ngân hàng phải chủ động xây dựng kịch bản phù hợp với hoạt động của mình trong việc phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thống đốc lưu ý, từng TCTD cũng phải có kịch bản, giải pháp điều hành chủ động, tính toán được khó khăn, thiệt hại, vướng mắc có thể gặp phải trong ngắn hạn, trung hạn. Đặc biệt cả hệ thống ngân hàng đều phải đồng lòng, đồng thuận trong chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải truyền thông, thông tin kịp thời để tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân; có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với 4 NHTM Nhà nước trong việc tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách và cùng triển khai chủ trương, giải pháp; tích cực đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp, khách hàng vay vốn; cập nhật tình hình, số liệu báo cáo kịp thời để đơn vị chức năng NHNN nắm được.
Phó Thống đốc đề nghị 4 NHTM Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN, Thông tư 01/2020/TT-NHNN cũng như các văn bản vừa qua của NHNN. Bên cạnh đó, xây dựng ngay Quy chế hướng dẫn nội bộ thực hiện Thông tư 01 để tạo sự đồng nhất, thống nhất từ trung ương đến các chi nhánh tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, các ngân hàng phải chú trọng vào lĩnh vực nóng, lĩnh vực ưu tiên đến xuất khẩu, sản xuất, lưu thông, đặc biệt là những đối tượng liên quan đến hàng hóa thiết yếu, an sinh xã hội. Khẩn trương công bố các gói sản phẩm, chủ trương giảm lãi, phí trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường truyền thông ngay trong nội bộ. Đồng thời các NHTM phải có phương án, kịch bản phòng, chống dịch cụ thể trong toàn hệ thống từ trụ sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch. “Cố gắng cao nhất không để cán bộ bị lây nhiễm, không để gián đoạn hoạt động của ngành Ngân hàng”, Phó Thống đốc lưu ý.
Đối với các vụ, cục thuộc NHNN, Phó Thống đốc yêu cầu tiếp tục giám sát diễn biến của dịch, nắm bắt, tư vấn, tham mưu cho Ban Lãnh đạo ban hành các chính sách phù hợp. Các đơn vị chủ động nghiên cứu các kịch bản cho ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Vụ Tổ chức cán bộ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tài chính - Kế toán xem xét phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, tiền lương cho các NHTM trong điều kiện có những khó khăn như hiện nay. Theo Phó Thống đốc, phải cố gắng duy trì thu nhập cho cán bộ không bị ảnh hưởng nhiều, kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh phải sát thực tế.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
