agribank-vietnam-airlines

Hàng xuất khẩu có dễ “tự vượt rào” xuất xứ?!

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Để DN trong nước thực sự tận dụng được cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần sớm xây dựng khung pháp lý cụ thể cho việc thực thi cơ chế này, sửa đổi, bổ sung một số luật lệ có liên quan; đưa ra tiêu chí người sản xuất, người xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ nhà nước và DN.
aa
Cơ sở pháp lý cho xuất xứ hàng hóa
Tận dụng tốt EVFTA, doanh nghiệp phải hiểu được quy tắc xuất xứ
Xuất nhập khẩu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị phạt tới 100 triệu đồng

Nhiều lợi ích

Từ 1/8/2020, khi EVFTA chính thức có hiệu lực, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ sẽ được kích hoạt mạnh mẽ hơn. Theo quy định trong EVFTA, các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam có trị giá dưới 6.000 euro được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trên thực tế cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã được thực hiện thí điểm từ năm 2015 khi Việt Nam hội nhập trong khu vực ASEAN. Theo đó, DN có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Việc tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp DN xuất khẩu giảm thiểu thời gian xin cấp C/O truyền thống, chủ động trong việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng giúp DN nắm bắt sâu cam kết về quy tắc xuất xứ trong các FTA, qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan. Ngoài ra, đây còn là bước đệm giúp DN làm quen với xu hướng mới trong FTA, có kinh nghiệm thực tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập.

Hàng xuất khẩu có dễ “tự vượt rào” xuất xứ?!
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể khiến phát sinh rủi ro như gian lận thương mại

Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm chứng nhận xuất xứ thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngay từ năm 2006, VCCI đã triển khai trên trang web để thực hiện cấp C/O trực tuyến cho các DN. Tuy nhiên qua triển khai các DN chưa tham gia nhiều.

Hiện nay trong khu vực EU, Na-uy, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… đang tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận, VCCI đã thực hiện kê khai cung cấp toàn bộ dữ liệu thông tin cho toàn bộ lô hàng sau khi DN được cấp mã số. DN chỉ cần khai báo thông tin lên đây là VCCI có thể hậu kiểm và thẩm tra xác minh nếu DN nào không đáp ứng quy tắc xuất xứ thì C/O đó bị thu hồi.

Phân tích về những điểm thuận lợi của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, bà Hương cho hay, nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu sẽ tự khai báo xuất xứ của hàng hóa với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu mà không cần phải nộp C/O do nước xuất khẩu cấp như thông thường. Bên cạnh đó, đây là hệ thống chứng nhận đơn giản, tự tổ chức, đánh giá, xác định xuất xứ hàng hóa, giảm chi phí giao dịch thương mại, đẩy nhanh thủ tục xuất khẩu và các thủ tục khác. Nhà sản xuất, xuất khẩu nắm rõ về sản phẩm mà họ sản xuất, làm tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng C/O theo các FTA để được hưởng ưu đãi về thuế quan. Khi nhập khẩu sẽ tránh được các lỗi nhỏ thường gặp như lỗi chính tả, hình thức trên C/O không phù hợp với mẫu quy định.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, lợi ích lớn nhất là tiết kiệm được nhân lực và các nguồn lực khác để bố trí cho việc quản lý. Bên cạnh đó, khi phát hiện ra gian lận về xuất xứ, cơ quan nhà nước chỉ việc truy cứu trách nhiệm của nhà nhập khẩu và truy thu từ họ.

Nhưng cũng không ít bất cập

Tuy nhiên, các vướng mắc hiện nay là nhiều DN không có kiến thức đầy đủ về các quy tắc xuất xứ, lúng túng trong việc thực hiện cũng như tận dụng triệt để các quy định về quy tắc xuất xứ của các nước. Theo các chuyên gia, hiện nay chính sách về chứng nhận xuất xứ trong nước cũng chưa hoàn thiện, do đó sẽ nảy sinh nhiều bất lợi cho chính các DN trong nước. Bởi lẽ nguyên tắc phổ biến trên thế giới là khi luật pháp của quốc gia đủ mạnh thì mới có thể áp dụng được cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để siết các trường hợp làm sai, thậm chí “đè bẹp” cả ngành sản xuất của nước xuất khẩu hàng hoá trong trường hợp một DN cố tình chứng nhận sai.

Trong khi đó, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể khiến phát sinh rủi ro như khả năng gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam, mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi, cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam cũng có thể xảy ra. Khi đó trách nhiệm nặng nề thuộc về hải quan trong việc kiểm tra, kiểm soát các C/O được tự chứng nhận xuất xứ.

Trong khi theo bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ lại rất có lợi cho các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Theo đó họ chỉ cần đặt nhà máy tại quốc gia như Việt Nam rồi nội địa hoá với tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là thực hiện gia công và xuất khẩu rồi hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi.

Còn DN trong nước lại rất khó đáp ứng, thậm chí chưa chắc đã mặn mà với cơ chế này. Bà Bùi Kim Thuỳ cho biết, tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN, như Malaysia hay Thái Lan, nhiều DN đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ nhưng vẫn không tự cấp. Tại các quốc gia này, số lượng DN đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ nhưng vẫn không tự cấp. Tại các quốc gia này, số lượng DN đủ điều kiện cao nhất là khoảng 100 DN, nước ít hơn chỉ khoảng 50-60 DN, chưa kể trong số đó phần nhiều cũng là DN FDI. Có nhiều DN bản địa dù đủ điều kiện song vẫn quay lại mang hồ sơ, chứng từ qua cơ quan quản lý để chờ cấp C/O do việc nghiên cứu các tiêu chí quá khó với họ, đồng thời họ phải tự chịu trách nhiệm, dễ hứng chịu rủi ro. Chủ yếu tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, EU thì DN tự làm toàn bộ nhờ vào đội ngũ luật sư tư vấn riêng, làm việc bài bản.

Vì vậy, để DN trong nước thực sự tận dụng được cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần sớm xây dựng khung pháp lý cụ thể cho việc thực thi cơ chế này, sửa đổi, bổ sung một số luật lệ có liên quan; đưa ra tiêu chí người sản xuất, người xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ nhà nước và DN.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý hạn chế không cho tự chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng nhạy cảm có nguy cơ gian lận thương mại như các mặt hàng đang áp dụng các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế chống bán phá giá, trợ cấp… Xây dựng các chế tài xử phạt nặng như một số nước đã áp dụng: thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, phạt tiền trị giá gấp 2 - 3 lần trị giá lô hàng.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data