agribank-vietnam-airlines

Hải quan Việt Nam muốn sớm áp dụng công nghệ blockchain

Linh Ly
Linh Ly  - 
Các quy định thương mại lỗi thời kết hợp với các thủ tục hành chính rườm rà, không minh bạch đã tạo ra một gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế tương đương với "mức thuế quan vô hình” lên tới 164,25%.
aa

Đấy là kết quả rút ra từ nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), được ông Nestor Scherbey, Cố vấn cao cấp của Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại toàn cầu (GATF) dẫn ra tại Hội nghị tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam, diễn ra ngày 10/9/2018.

Để hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa và cải cách thủ tục thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu, dự án áp dụng Hệ thống Bảo lãnh thông quan đã được GATF công bố Tại hội nghị. Khi áp dụng ở Việt Nam, hệ thống dự tính sẽ góp phần tăng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hải quan Việt Nam muốn sớm áp dụng công nghệ blockchain
Nhờ hiện đại hóa hải quan, xuất nhập khẩu thuận lợi, năm 2017 doanh nghiệp đã tiết kiệm 200 triệu USD.

Bảo lãnh Thông quan là hình thức hợp đồng đặc biệt được cung cấp bởi bên bảo lãnh do Bộ Tài chính phê duyệt, đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Bảo lãnh Thông quan hoạt động theo cách thức tương tự như hợp đồng bảo hiểm thanh toán cho cơ quan Hải quan, nếu một nghĩa vụ nào đó không được thực hiện. Nhưng khác với hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh thông quan có ba bên tham gia thay vì chỉ hai bên, là hình thức rất chuyên biệt của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Tại Hội nghị, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: So với các nước Đông Nam Á, Hải quan Việt Nam là cơ quan hải quan tiên phong áp dụng công nghệ mới và hệ thống quản lý hiện đại rất hiệu quả.

Từ năm 2000, cơ quan hải quan đã mã hóa hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ năm 2014 đã áp dụng tự động hóa hải quan, các doanh nghiệp có thể khai báo, nhận kết quả... ngay tại doanh nghiệp. Đến nay, trong hệ thống quản lý của cơ quan hải quan, tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều được mã hóa và đã được xử lý tờ khai hải quan tự động 100%. Năm 2017, với số lượng tờ khai tự động được xử lý lên tới 11 triệu.

Nhưng, trong bối cảnh hội nhập, ngành hải quan nhận thức sâu sắc nếu không áp dụng công nghệ mới và biện pháp quản lý mới thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Và “nếu không áp dụng trí tuệ nhân tạo thì không xử lý được, không giảm được chi phí”, ông Ngô Minh Hải, phát biểu.

Tổng cục Hải quan mong muốn được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng phần mềm hiện đại và hiệu quả nhất như là blockchain để theo dõi, quản lý hàng từ khâu sản xuất tới lưu thông, thông quan, tiêu thụ, xuất khẩu, thậm chí tới bàn ăn, tức là có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa theo chuỗi. Ông Hải hy vọng, 3 - 5 năm nữa Tổng cục Hải quan áp dụng công nghệ blockchain.

Tuy nhiên, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho rằng “3 - 5 năm nữa thì lâu”. Bởi hải quan đang làm tốt, thì nay tạo hệ thống và cơ sở dữ liệu quốc gia và thông quan trên cơ sở Chính phủ sẽ sớm có trung tâm điều hành.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng sẽ tham mưu cho Chính phủ theo 3 hướng cơ bản: Thứ nhất, phải xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam, lấy người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm. Đây sẽ là giải pháp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ nhanh mà còn bền vững và đặc biệt là đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, hiệu quả - điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi thương mại.

Thứ hai, để quá trình nói phải đi đôi với làm, cải cách phải tạo ra sự cắt giảm thực sự các rào cản hiện tại, như vừa qua Hội đồng tư vấn đã công bố lần đầu tiên Bộ chỉ số về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI), bóc tách từng nguyên nhân, công đoạn, khu vực, hành vi gây tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Từ năm thứ hai, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân chủ trì vận hành quá trình đo lường này vì APCI là tiếng nói thực tiễn của doanh nghiệp.

Thứ ba là quá trình cải cách không thể thiếu việc học hỏi, áp dụng các kinh nghiệm quốc tế hay, đã được các quốc gia khác thực hiện thành công và hiệu quả để rút ngắn thời gian cho Việt Nam,

"Văn phòng Chính phủ sẽ đi đầu thực hiện mô hình cơ quan phi giấy tờ, liên thông và chia sẻ thông tin tối đa để giảm tần suất yêu cầu người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data