agribank-vietnam-airlines

Hải Hậu trên đường xây dựng nông thôn mới bền vững

Thanh Lan
Thanh Lan  - 
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần giúp huyện Hải Hậu có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đã được công nhận là huyện nông thôn mới và đang trên đà xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển.
aa

Nâng cao chất lượng ủy thác vốn ưu đãi

Hải Hậu là huyện ở phía nam của tỉnh Nam Định, nằm giữa hai con sông Hồng và sông Ninh Cơ với 32 km bờ biển và 33 km đê sông lớn nên điều kiện về thổ nhưỡng nơi đây rất phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, khi nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hải Hậu “phủ sóng” ngày càng rộng đã giúp cho hàng nghìn hộ dân đầu tư sản xuất kinh doanh, khai thác hiệu quả nguồn lợi về điều kiện thổ nhưỡng, để vươn lên trong cuộc sống.

Nhìn lại hoạt động tín dụng chính sách xã hội thời gian qua, lãnh đạo NHCSXH huyện Hải Hậu cho biết, tính đến hết năm 2020 tổng dư nợ cho vay của huyện đạt hơn 528 tỷ đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 3,6%. Tỷ lệ hoàn thành 99,9% kế hoạch được giao. Các chương trình có dư nợ tăng trưởng lớn so với năm 2019 là chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 16.910 triệu đồng, chương trình cho vay hộ cận nghèo tăng 9.209 triệu đồng, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo tăng 33.160 triệu đồng…

hai hau tren duong xay dung nong thon moi ben vung
Huyện Hải Hậu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới bền vững

Để nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng, theo ông Đỗ Văn Phi, Giám đốc NHCSXH huyện Hải Hậu thì công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác phải được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, qua đó nâng cao chất lượng ủy thác vốn vay.

“Hiện nay, NHCSXH hàng tháng tổ chức giao dịch tại 34 điểm giao dịch đặt trong khuôn viên trụ sở UBND các xã, thị trấn nơi giao dịch, đảm bảo an toàn thuận lợi cho khách hàng. NHCSXH phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quản lý 526 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Tại các buổi giao dịch xã, chủ tịch UBND xã, thị trấn đã bố trí cán bộ an ninh làm nhiệm vụ giúp bà con giao dịch được an toàn, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng vay vốn. Kết quả xếp loại Tổ TK&VV có 511 tổ xếp loại tốt, chỉ có 13 tổ xếp loại khá, không có tổ xếp loại trung bình và yếu”, ông Phi chia sẻ thêm.

NHCSXH huyện cũng đã phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác xây dựng kế hoạch tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay NHCSXH cho các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV, Trưởng xóm (đội, tổ) ở 34/34 xã, thị trấn. Đến nay, ngân hàng đã tập huấn được 1.778 lượt hội, đoàn thể cấp xã, ban giảm nghèo, chủ tịch UBND xã - thành viên Ban đại diện, tổ trưởng, tổ phó Tổ TK&VV, trưởng thôn ở 34 xã, thị trấn.

Trong năm 2020, dư nợ tín dụng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Hải Hậu có sự tăng trưởng tốt, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, với 3.815 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ và các hoạt động sản xuất khác, tạo ra nhiều việc làm mới tăng thu nhập, cải thiện đời sống, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn ưu đãi cũng đã hỗ trợ 4.984 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây mới, cải tạo nâng cấp, góp phần vào việc cải tạo môi trường nông thôn, hạn chế dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Để tín dụng ưu đãi thêm hiệu quả, bền vững

Phải khẳng định rằng, công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Hải Hậu đạt được nhiều kết quả, bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên NHCSXH còn nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong huyện.

hai hau tren duong xay dung nong thon moi ben vung
Cán bộ NHCSXH huyện Hải Hậu giao dịch tại xã Hải Long

Theo ông Mai Văn Quyết - Bí thư Huyện ủy Hải Hậu, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã ban hành nhiều Nghị quyết, xây dựng nhiều đề án phát triển kinh tế, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện. Kết quả đến nay, huyện Hải Hậu đã có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đã được công nhận là huyện nông thôn mới và đang trên đà xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển. Để hoàn thành được những mục tiêu đề ra đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó nguồn vốn tín dụng chính sách là kênh rất quan trọng.

Với sự ra đời Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là một công cụ hữu hiệu của chính quyền các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình hoạt động của NHCSXH, Huyện ủy, UBND huyện luôn dành sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để NHCSXH huyện triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi nhanh chóng kịp thời.

Đặc biệt từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã đem đến cho tín dụng chính sách làn gió mới, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và triển khai có hiệu quả; hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện ngày càng có sự tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô cũng như chất lượng.

Các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng nhận thức đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình để triển khai các nội dung được ủy thác đến các đối tượng vay vốn; thực hiện bình xét công khai, dân chủ; tham gia giám sát chặt chẽ và đôn đốc hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng quy định; làm tốt công tác tuyên truyền các chủ chương chính sách tín dụng ưu đãi đến các tầng lớp nhân dân; tham gia tích cực và có hiệu quả với NHCSXH trong các buổi giao dịch xã và các nội dung khác có liên quan.

Bên cạnh đó, bí thư chi bộ, trưởng các thôn, xóm và các tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu và tham gia vào việc giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội; các tầng lớp nhân dân, các đối tượng thụ hưởng đã hiểu rõ hơn về quan hệ tín dụng ưu đãi, trên nguyên tắc “có vay, có trả”. Cán bộ NHCSXH ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, coi hoạt động tín dụng chính sách là sự phục vụ vô điều kiện, là nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang.

Tín dụng ưu đãi là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân và thực sự đã đi vào cuộc sống. Không những giải quyết những khó khăn về vốn cho một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo mà chính sách này một lần nữa củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Hiệu quả chương trình mang lại trong suốt thời gian qua đã minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Quyết để công cuộc giảm nghèo bền vững cần mở rộng thêm đối tượng cho vay đối với hộ có thu nhập trung bình; nâng mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; bổ sung thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; đề nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương và NHCSXH tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Thanh Lan

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data