agribank-vietnam-airlines

Hải Dương phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.
aa
Ngành Ngân hàng Hải Dương: Đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt trong mọi tình huống Hải Dương hấp dẫn nhà đầu tư bất động sản công nghiệp Hải Dương tăng cường triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW
Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương.
Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hải Dương, quy mô 1.668,28 km2 gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện); 235 đơn vị hành chính cấp xã (47 phường, 178 xã và 10 thị trấn).

Mục tiêu phát triển tổng quát là phấn đấu đến năm 2030 Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc trung ương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội, quy mô dân số đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%.

Về kết cấu hạ tầng, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nước… bảo đảm cho nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương; thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng.

Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

Về phương hướng phát triển ngành công nghiệp, Quyết định nêu rõ, phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, bao gồm tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực, xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai, tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ. Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Quy hoạch nêu rõ, phát triển hệ thống đô thị của tỉnh với 28 đô thị, trong đó: 14 đô thị hiện hữu và thêm mới 14 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại I là thành phố Hải Dương; 01 đô thị loại II là thành phố Chí Linh; 01 đô thị loại III là thị xã Kinh Môn (dự kiến thành lập thành phố); 07 đô thị loại IV; 18 đô thị loại V trong đó có 4 đô thị hiện hữu, 2 đô thị đã được công nhận mới, 12 đô thị nâng cấp trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của sự mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng "neo" cao.
Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến đầu tháng 4/2025, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đã gần như hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội thông qua.
Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng trị giá 3.000 tỷ đồng.
Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường bất động sản quý I/2025 vừa khép lại với nhiều tín hiệu đáng chú ý: Chung cư tại hai đô thị lớn nhất cả nước đồng loạt tăng trưởng cả về nhu cầu lẫn nguồn cung, kéo theo đà tăng giá; trong khi phân khúc đất nền lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ ở miền Bắc, đối lập với sự ổn định tương đối ở miền Nam.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng quyết tâm hoàn thành các mục tiêu năm 2025, đặc biệt trong việc xây dựng pháp luật, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data