Hà Nội và TP.HCM lọt top 10 thành phố năng động nhất
Theo đó, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực sở hữu 19 trong top 20 thành phố năng động nhất, một minh chứng rõ rệt cho thấy quá trình đô thị hóa đang dịch chuyển nhanh chóng từ Tây sang Đông.
Jeremy Kelly, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại JLL cho biết: “Lĩnh vực công nghệ là động lực tăng trưởng chủ chốt cho cả bất động sản và nền kinh tế nói chung, thúc đẩy bởi các tập đoàn công nghệ lớn cũng như các công ty khởi nghiệp năng động ở các thành phố như Bengaluru, Hyderabad, TP.HCM và Thâm Quyến”.
![]() |
Chỉ số Tăng trưởng thành phố (CMI) - Top 20 thành phố năng động nhất thế giới |
Việt Nam ghi điểm ấn tượng
Việt Nam hiện diện trong bảng xếp hạng với thứ hạng khá cao, Thủ đô Hà Nội (thứ 3) và TP.HCM (thứ 8) ‘chễm chệ’ trong Top 10 thành phố năng động nhất.
TP.HCM được xem là điểm đến cho các doanh nghiệp, ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài cùng với sự hiện diện dày đặc của các tập đoàn trong và ngoài nước. Thủ đô Hà Nội dù đi sau TP.HCM về mặt thương mại nhưng cũng là một thành phố đang phát triển nhanh chóng.
Theo JLL, ngành công nghiệp sản xuất là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng ở Việt Nam, một phần do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc. Việt Nam được cân nhắc là một lựa chọn thay thế Trung Quốc nhờ vào chi phí lao động thấp hơn, chính điều này đã không ngừng thúc đẩy FDI tăng kỷ lục trong những năm qua.
Bên cạnh đó, tranh chấp thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có thể mang lại lợi ích dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam. TP.HCM và Hà Nội đều đang thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ các công ty công nghệ đa quốc gia, điển hình như Microsoft, LG, Intel và đáng chú ý nhất là Samsung.
Các kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng như tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Hà Nội cũng sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn giao thông khi mà dân số đô thị tăng nhanh.
Thị trường bất động sản của Việt Nam còn khá non trẻ và đang phải vật lộn với nhiều thử thách như tính minh bạch thấp và khối lượng cổ phiếu cấp đầu tư khan hiếm. Tuy nhiên, Chính phủ đã và đang có nhiều động thái tăng tính minh bạch, như cải tiến quá trình đăng ký đất đai, thực hiện định giá tài sản tốt hơn và ứng dụng các hệ thống chứng nhận công trình xanh như Lotus và Leed.
Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam: “Việt Nam đang tiếp tục thể hiện mức tăng trưởng tốt nhằm thu hút lượng đầu từ từ nước ngoài ở tất cả các danh mục bất động sản. Thị trường rất triển vọng trong thời gian gần đây do sự gia tăng sức mua, tăng trưởng chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng và dân số đô thị được mở rộng và nhân khẩu học trẻ”.
Minh bạch - chìa khóa để phát triển bền vững
Tuy nhiên, theo Giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại JLL, Jeremy Kelly: “Do hệ quả của sự tăng trưởng nhanh chóng, các thành phố cần phải giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội như bất bình đẳng, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Việc phát triển bất động sản thông minh, năng suất cao, hiệu quả và cải thiện tính minh bạch chính là câu trả lời cho bài toán tăng trưởng bền vững và lâu dài.”
JLL giải thích thêm rằng nhìn chung, các thành phố cần phải thu hút được những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn thì mới có thể nuôi dưỡng động lực phát triển bền vững và trưởng thành hơn. Do đó, tính minh bạch thị trường và cơ sở hạ tầng chính là chìa khóa thúc đẩy các nhà đầu tư, đặc biệt là trong thị trường bất động sản.
Báo cáo Chỉ số Minh bạch bất động sản toàn cầu tại Đông Nam Á của JLL cũng cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng. Đáng chú ý, Việt Nam đã ở ngưỡng quá độ lên nhóm “bán minh bạch” và hiện đã hội tụ đủ điều kiện tiềm năng cho sự phát triền bền vững trong tương lai.
Trong khi đó, các thành phố phát triển nhanh nhất Ấn Độ đã thành công trong việc thu hút được lượng đầu tư nước ngoài cao, với nhiều cải cách cơ cấu (bao gồm Đạo luật Quy tắc và Phát triển bất động sản) để khuyến khích đầu tư.
Tương tự, các thành phố của Trung Quốc, như Bắc Kinh và Thượng Hải, cũng đều đang sắp chạm đến ngưỡng gia nhập hàng ngũ các thị trường bất động sản minh bạch trên thế giới.
Chỉ số Tăng trưởng thành phố 2019 được tiến hành nghiên cứu trên 131 thành phố năng động nhất thế giới dựa trên rất nhiều tiêu chí, bao gồm: những thay đổi gần đây và dự kiến GDP của thành phố, tốc độ đô thị hóa, tình hình thiết lập trụ sở chính các tập đoàn, tình hình xây dựng bất động sản thương mại và giá thuê, giáo dục, sự cải tiến và môi trường… |
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
