Hà Nội sẽ phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập"
Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề
|
![]() |
Tòa nhà "hàm cá mập" xây dựng từ năm 1991 - 1993 gồm 6 tầng, tầng thượng có thể quan sát toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm |
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 102/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.
Thông báo nêu rõ, ngày 18/2/2025, tại Trụ sở UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đã chủ trì cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP tán thành chủ trương phương án ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, giúp kết nối giữa 2 khu vực quan trọng: Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía Bắc) với khu vực Di tích quốc gia Khu phố Cổ (phía Nam).
Về nội dung nghiên cứu ý tưởng, định hướng giải pháp, Phó Chủ tịch UBND TP tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”, đề xuất không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có và không gian mở rộng (sau khi phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”).
Về không gian ngầm, nghiên cứu khoảng 3 tầng hầm (nên bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2, 3). Trường hợp không bố trí đỗ xe, có thể sử dụng thành không gian lưỡng dụng. Lưu ý bố trí góc vát (tại phố Đinh Tiên Hoàng và Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục) hợp lý, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế…
Đồng thời, nghiên cứu việc tác động thay đổi cảnh quan đối với khu vực mặt đứng tòa nhà Long Vân - Hồng Vân; khu vực cảnh quan công trình tòa nhà Thủy Tạ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm và khu vực nhà dân hiện có giữ lại tiếp giáp phố Cầu Gỗ.
UBND TP thống nhất việc nghiên cứu không gian quảng trường tràn đến vỉa hè các khu vực xung quanh, gắn kết với tổng thể không gian chung của khu vực quảng trường.
Nghiên cứu vị trí bố trí sân khấu tại Quảng trường và trên các trục đường hướng tâm Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, các vị trí khán đài phù hợp (xem xét các vị trí phía Bắc tòa nhà Thủy Tạ, nhà điều hành nhà ga tàu điện cũ (vị trí tòa nhà “Hàm cá mập”), sảnh của Nhà hát múa rối Thăng Long…).
Nghiên cứu, đánh giá kỹ hiện trạng cây xanh, phương án bố trí, sắp xếp cây xanh tại khu vực quảng trường (có giải pháp phù hợp đối với các cây di sản). Nghiên cứu, khảo sát cụ thể vị trí đặt tháp ánh sáng, phương án chiếu sáng, nghiên cứu kết hợp việc bố trí thang bộ tại khu vực chân tháp.
Tòa nhà "Hàm cá mập" xây dựng từ năm 1991 - 1993, hướng ra quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và hồ Hoàn Kiếm, giáp với phố Cầu Gỗ là một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm. Tòa nhà có 6 tầng, trong đó tầng 2 - 5 là các nhà hàng, quán cà phê, còn tầng 6 có thể quan sát toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm |
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
