Gián đoạn chuỗi cung ứng làm gia tăng bất ổn ở Kazakhstan
Tình trạng bất ổn bắt đầu xảy ra sau khi chính phủ Kazakhstan thông báo sẽ dỡ bỏ kiểm soát giá khí hóa lỏng (LPG). Việc bất ngờ để thị trường quyết định giá LPG có nghĩa là hầu hết người Kazakhstan đang phải trả số tiền gần gấp đôi cho lượng khí đốt của họ trong giai đoạn đầu năm mới 2022. Tác động là đặc biệt nghiêm trọng ở tỉnh Mangystau phía tây của Kazakhstan, nơi cư trú của phần lớn dân cư của một quốc gia giàu dầu khí nhưng mức sống lại thấp. Lương hàng tháng trung bình của người dân ở đây khoảng vài trăm USD mỗi tháng và việc tăng giá đối với các mặt hàng cơ bản như khí đốt là điều gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân.
![]() |
Người biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu gây bạo loạn tại thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN |
Kazakhstan là quốc gia với gần 20 triệu dân, có diện tích gấp 4 lần bang Texas của Mỹ và là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trong số các quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong liên minh OPEC+. Khi nhậm chức tổng thống vào năm 2019, ông Tokayev đã cam kết cải cách chính trị và kinh tế - nhưng các nhà phê bình và các chuyên gia phân tích kinh tế của Kazakhstan đều cho rằng điều đó đang diễn ra hết sức chậm chạp.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Kazakhstan là nhà sản xuất dầu lớn nhất Trung Á và có trữ lượng dầu thô được cho là lớn thứ 12 trên thế giới. Mỏ dầu Kashagan ngoài khơi của quốc gia này ở biển Caspi là mỏ dầu thô lớn thứ 5 trên thế giới. Năm 2018, Kazakhstan là nước sản xuất than lớn thứ 9 trên thế giới.
Cho đến năm 2015, Kazakhstan là một trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và GDP bình quân đầu người đã tăng gấp sáu lần kể từ năm 2002, nhờ vào sự phát triển của các ngành dầu khí, than đá và kim loại. Các công ty dầu mỏ quốc tế lớn bao gồm Chevron, Exxon Mobil và Shell đều có mặt và hoạt động tại nước này và Chevron là nhà sản xuất dầu tư nhân lớn nhất ở Kazakhstan. Năm 2019, GDP thực tế của Kazakhstan đã tăng 4,5%. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 toàn cầu, GDP của Kazakhstan có thể giảm khá sâu theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.
Ông Matt Orr, một nhà phân tích cho biết, Kazakhstan là một trong số ít các nhà sản xuất dầu trong OPEC+ có sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong những năm tới và là quốc gia có một số cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm đường ống dẫn khí đốt từ Trung Á đến Trung Quốc.
Kazakhstan đã sản xuất 91,9 triệu tấn dầu thô trong năm 2018 (bao gồm khí ngưng tụ) với việc tăng sản lượng tại mỏ Kashagan. Mỏ dầu có trữ lượng lớn thứ năm trên thế giới này đóng một vai trò quan trọng đối với sản xuất dầu trong tương lai của Kazakhstan, với sản lượng dự kiến là 450 nghìn thùng mỗi ngày (kb/ngày) vào năm 2025 và 955 kb/ngày vào năm 2040.
Năm 2019, các nhà sản xuất dầu của Mỹ chiếm khoảng 30% lượng dầu khai thác ở Kazakhstan, so với khoảng 17% do các công ty Trung Quốc sản xuất và chỉ 3% của Lukoil (Nga). Về lý thuyết, các công ty Mỹ có thể chịu các ảnh hưởng nhiều nhất bởi sản lượng năng lượng của Kazakhstan, vì họ là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu ở nước này.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
