agribank-vietnam-airlines

Giải quyết bất cập để du lịch Việt Nam bứt phá

Thuý Hằng
Thuý Hằng  - 
Theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến giờ, Việt Nam đón hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tăng 46% so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ tính riêng tháng 9/2024, nước ta đã đón gần 1,3 triệu lượt khách quốc tế.
aa
Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt Thị trường khách sạn vẫn còn nhiều tiềm năng phục hồi ngắn hạn Du lịch Đà Nẵng: Kỳ vọng và những đột phá

Xét về quy mô, Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường gửi khách đến nước ta nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm với lần lượt là 3,3 triệu lượt khách (chiếm 26,5%) và 2,7 triệu lượt khách (chiếm 21,3%).

Giải quyết bất cập để du lịch Việt Nam bứt phá
Du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu người trong 9 tháng đầu năm (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tuy nhiên, so với tháng 8/2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam vào tháng này đã sụt giảm 11,3% khi chỉ đón 1,27 triệu lượt khách trong khi tháng trước là 1,43 triệu lượt khách.

Lý do về việc sụt giảm lượng khách này không bất ngờ bởi đầu tháng 9 siêu bão Yagi đổ bộ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều thành phố du lịch của nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Hoàn lưu sau bão tiếp tục gây ngập lụt diện rộng khiến giao thông đi lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều tỉnh thành phía Bắc đã phải “đóng cửa” để giải quyết thiệt hại sau bão. Bên cạnh đó, tình hình chiến sự căng thẳng tại nhiều quốc gia vùng Trung Đông cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều người e dè khi bay ra khỏi nước mình. Tuy nhiên, sau khi khắc phục hậu quả, cuộc sống sinh hoạt của người dân dần ổn định, nhiều thành phố du lịch phía Bắc nhanh chóng mở cửa đón khách trở lại, giúp tăng lượng khách du lịch.

Theo các chuyên gia, dù số lượng khách sụt giảm trong tháng 9 do nguyên nhân khách quan, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến lượng khách du lịch đến Việt Nam trong năm nay. Khách quốc tế vẫn ưa thích đến Việt Nam vì nhiều cảnh quan đẹp, tình hình an ninh đảm bảo... Ngoài ra, việc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ VHTTDL đã triển khai thành công hàng loạt chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài như Úc, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc… nhất là chương trình xúc tiến du lịch điện ản tại Hoa Kỳ lần đầu tiên được tổ chức tạo tiếng vang lớn cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch. Theo đó, nhiều dự báo khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển, tăng trưởng mạnh kỳ vọng sẽ đạt mức 17-18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024.

Giải quyết bất cập để du lịch Việt Nam bứt phá
Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục là 2 quốc gia gửi khách đến nhiều nhất (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhưng để có thể cạnh tranh với du lịch các nước trong khu vực và tiếp tục bứt phá trong những tháng còn lại của năm cũng như thời gian tới, đòi hỏi du lịch Việt Nam phải có những thay đổi và điều chỉnh, nhất là vấn đề bất cập về giá cả và dịch vụ của du lịch.

Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi giá du lịch trong nước cứ đến “mùa du lịch” là tăng đột ngột, điển hình phải kể đến giá vé máy bay, một phương tiện du lịch ưa chuộng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhiều thời điểm giá vé máy bay tăng gần bằng giá một tour du lịch nội địa khiến nhiều du khách “ngán ngẩm”. Thay vì di chuyển máy bay họ thay đổi lựa chọn sang các tour du lịch bằng phương tiện giao thông khác hoặc một số thị trường du lịch khu vực lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,… Với giá cả vừa tầm, địa điểm mới mẻ, các dịch vụ vượt trội, phương tiện và thời gian di chuyển tương đương khi du lịch tại một số điểm trong nước, các tour du lịch trên đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách cả nội địa và quốc tế. Điều này đã tạo sức ép không nhỏ lên du lịch nội địa.

Để giải quyết những vấn đề này, ngoài việc tập trung vào điều chỉnh giá, cải thiện việc đi lại, và phát triển các tour du lịch cụ thể phù hợp, du lịch trong nước cũng cần có sự liên kết giữa các tổ chức du lịch với các cơ sở lưu trú để có những mức giá ưu đãi cho du khách. Các doanh nghiệp du lịch cũng cần có sự đầu tư về hạ tầng, đổi mới địa điểm để thu hút du khách và nâng cao dịch vụ tại các cơ sở lưu trú để giữ chân khách hàng. Việc tạo ra các gói tour dành riêng cho các sự kiện và lễ hội truyền thống diễn ra trong thời gian này cũng là một phương án khả quan để thu hút du khách quốc tế.

Thuý Hằng

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data