agribank-vietnam-airlines

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt

Thái Hoà
Thái Hoà  - 
Trong 9 tháng năm 2024, Đà Nẵng ước đạt khoảng 8,67 triệu lượt khách lưu trú. Trong đó, khách quốc tế hơn 3,17 triệu lượt, bằng 134% so cùng kỳ năm 2019; khách nội địa hơn 5,49 triệu lượt, bằng 186%. Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành ước hơn 26.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu lưu trú, lữ hành hơn 13.000 tỷ đồng, bằng 152% so cùng kỳ năm 2019.
aa

Tăng trưởng ấn tượng

Thời gian qua, ngành du lịch TP. Đà Nẵng đã có sự phục hội ngoạn mục sau đại dịch Covid-19. Theo Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, trong 9 tháng năm 2024, tổng khách lưu trú tại Đà Nẵng khoảng 8,67 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế hơn 3,17 triệu lượt, bằng 134% so cùng kỳ năm 2019; khách nội địa hơn 5,49 triệu lượt, bằng 186% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành ước hơn 26.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu lưu trú, lữ hành hơn 13.000 tỷ đồng, bằng 152% so cùng kỳ năm 2019.

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt
Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường đồng chủ trì hội nghị

So với thời điểm năm 2019, tỷ lệ khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản giảm, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc giảm 8,5%, Trung Quốc giảm 13,6%. Bù đắp sự sụt giảm này là sự tăng trưởng của một số thị trường mới như: Đài Loan tăng 8,1%, Ấn Độ tăng 4,2%, Nga tăng 1,4%... Thực tế này phản ánh xu hướng dịch chuyển của một số thị trường khách truyền thống sang các điểm đến mới, đồng thời thể hiện hiệu quả việc đa dạng hóa thị trường khách quốc tế.

Tính đến tháng 9/2024, có 20 đường bay đến Đà Nẵng, trong đó có 15 đường bay quốc tế thường kỳ; 27 chuyến tàu biển và 32.550 lượt khách đến Đà Nẵng. Về giao thông đường sắt, ước đón 538.024 lượt khách; dự kiến trong năm 2024, Đà Nẵng sẽ đón 648.540 lượt khách bằng đường sắt.

Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh chia sẻ, các sản phẩm du lịch được quan tâm đầu tư phát triển 11 loại hình sản phẩm đặc sắc thu hút khách du lịch. Đặc biệt, các sự kiện mang tầm quốc tế như: Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng, Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng, Lễ hội bóng đá Việt Nam - Brazil, Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á.

Cùng đó, các hoạt động du lịch hội nghị hội thảo (MICE), du lịch Golf, du lịch ẩm thực... góp phần quảng bá thương hiệu Đà Nẵng đến với thế giới. Trong đó, chương trình thí điểm thu hút khách du lịch cưới, 9 tháng đầu năm 2024 đã góp phần thu hút 35 đám cưới, theo hình thức du lịch cưới với các cặp đôi đến từ Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ.

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt
Đà Nẵng - thành phố môi trường luôn là hình ảnh đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Đà Nẵng đã là hình ảnh đẹp trong mắt du khách quốc tề về thành phố môi trường. Vậy nên, công tác đảm bảo môi trường du lịch được lãnh đạo TP. Đà Nẵng quan tâm sâu sắc. Hiện Đà Nẵng đang khẩn trương xử lý các cống xả thải ra biển, môi trường các tuyến đường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, cứu hộ...

Song bà Hạnh cho rằng, môi trường du lịch Đà Nẵng vẫn còn xuất hiện tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong tại một số tuyến đường; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa đồng đều và chưa chuyên nghiệp. Hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo cho phát triển du lịch, một số tuyến đường giao thông còn đang sửa chữa; nguy cơ sạt lở tại các tuyến đường tại bán đảo Sơn Trà. Song song với đó là việc cạnh tranh các điểm đến quốc tế từ Thái Lan, Trung Quốc…

Để tìm kiếm giải pháp đảm bảo ngành “công nghiệp không khói” phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng bền vững, ngày 14/10/2024, TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động du lịch thành phố 9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024 và năm 2025.

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt

Tại hội nghị, bà Hạnh đề nghị UBND các quận, huyện phân bổ nhân lực và nguồn lực để đảm bảo triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Đối với các địa phương trọng điểm du lịch như quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cần thiết xem xét thành lập phòng quản lý du lịch.

Đại diện các doanh nghiệp (DN) đề xuất nhiều giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững cũng như đảm bảo an ninh an toàn cho du khách; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của DN du lịch.

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, trên cơ sở tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ đang có, quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, Đà Nẵng phải kêu gọi được sự đồng hành của các nhà đầu tư đủ tầm, đủ tư duy để hướng tới sự phát triển du lịch bền vững cho Đà Nẵng.

Ông Dũng cho rằng, cùng với tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch xanh sạch đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, đề nghị TP. Đà Nẵng cần có giải pháp mạnh để tiếp tục cải thiện hoạt động thu hút khách quốc tế trong thời gian tới như: hoàn thiện hệ thống hạ tầng, chuyển đổi số trong du lịch, giải quyết vấn đề ô nhiễm khí thải xe máy...

Cần tích cực chuyển đổi số và làm mới điểm đến

Đại diện các DN tham dự hội nghị cũng hiến kế, trong thời gian tới, ngành du lịch cần tiếp tục triển khai chính sách thu hút khách du lịch MICE, du lịch cưới; các chương trình kích cầu thu hút khách dịp cuối năm, kích cầu thị trường khách Ấn Độ; xúc tiến khai thác thị trường khách Úc...

Theo ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Liên chi hội khách sạn Việt Nam, các sự kiện hội nghị thu hút những doanh nhân, nhà lãnh đạo DN... sẽ đóng góp cho một thương hiệu Đà Nẵng. Đó là thành phố của đổi mới sáng tạo, trung tâm chia sẻ thông tin và đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ, thương mại du lịch, y tế sức khỏe mang tầm vóc quốc tế.

Bà Lâm Nhật Quỳnh Châu, Đại diện Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group), Đà Nẵng cần tiếp tục có những giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN, điểm đến phát triển du lịch đêm, đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến về đêm phát triển sôi động, hấp dẫn. Đề nghị lập kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch 2025 đến các thị trường trong nước và quốc tế từ sớm, công bố trong quý 4/2024 để các DN tận dụng cơ hội tham gia.

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt
Chính quyền thành phố nỗ lực đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch phát triển sôi động, hấp dẫn.

Theo bà Hạnh, song song với đầu tư cải tạo cảnh quan, tạo một số điểm nhận khu vực vỉa hè, bãi cát tuyến biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa và tuyến Nguyễn Tất Thành; phát triển du lịch đường thủy (khai thác tuyến đường thủy Cảng Sông Hàn - Chùa Quán thế Âm; Đà Nẵng – Cù Lao Chàm); triển khai Danang Food Tour, Tour thưởng trà trên đỉnh Bàn Cờ, bán đảo Sơn Trà... Đà Nẵng cũng mở rộng và khai thác thị trường khách Trung Quốc, Úc, Mỹ, Trung Đông, Uzerbekistan, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á. Thu hút phân khúc khách du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa bản địa, khách MICE, golf, du lịch cưới. Xúc tiến đường bay Qatar, Úc, Osaka (Nhật Bản), tăng thêm đường bay mới từ Ấn Độ.

TP. Đà Nẵng sẽ tập trung 8 nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ cứu nạn cho du khách; an toàn vệ sinh thực phẩm; mỹ quan đô thị; bán hàng rong, chèo kéo khách. Triển khai Bộ tiêu chí Văn hóa du lịch “Da Nang Smile” Đà Nẵng. Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực du lịch, hướng đến dịch vụ đạt chuẩn “chất lượng cao”; phát huy vai trò chủ động của Hiệp hội du lịch, các hội thành viên trong liên kết kết nối chuỗi cung ứng, kết nối hợp tác quốc tế, trao đổi nguồn khách.

Du lịch Đà Nẵng gặt hái quả ngọt
Đà Nẵng tiếp tục xúc tiến mở các đường bay mới đến Đà Nẵng

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng ghi nhận sự nỗ lực, phối hợp của các các ngành và DN kinh doanh dịch vụ, du lịch để hình thành chuỗi cung ứng, liên minh khai thác đa dạng sản phẩm, dịch vụ; đặc biệt là vai trò tham mưu của Sở Du lịch và sự phối hợp của các ngành trong thời gian qua.

Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sức lan tỏa rộng lớn, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, Bí thư Thành ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo khắc phục những vấn đề chưa làm được, đánh giá và trả lời các ý kiến, kiến nghị của DN; duy trì các sự kiện đã được tổ chức để trở thành sự kiện thường niên, gắn với các định hướng thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin để đảm bảo đổi mới, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.

Ông Quảng cũng yêu cầu cần xây dựng Đề án về chuyển đổi số; nỗ lực làm mới điểm đến, khắc phục các điểm tồn tại, phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện du lịch xanh. Đảm bảo an toàn giao thông của du khách khi đến Đà Nẵng, để du khách có niềm tin và hài lòng khi quay lại. Ngành du lịch cần phải đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đổi mới công tác truyền thông, nhấn mạnh vào sự đổi mới của điểm đến và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với xu hướng, thị hiếu của từng thị trường khách. Kết hợp hiệu quả công tác truyền thông hình ảnh điểm đến Đà Nẵng an toàn, thân thiện, sẵn sàng phục vụ khách du lịch với các chương trình sự kiện.

Thái Hoà

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data