agribank-vietnam-airlines

Giá vé máy bay tăng khiến du lịch gặp khó

Thúy Hằng
Thúy Hằng  - 
Theo quy định tại Thông tư 34/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019, trần giá vé máy bay mới chính thức có hiệu lực 1/3/2024.
aa
Tăng trần giá vé máy bay gây tác động ra sao? Vì sao tăng giá dịch vụ doanh nghiệp càng lỗ

Theo đó, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác. Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.

Giá vé máy bay tăng khiến du lịch gặp khó
Du lịch gặp khó do tăng trần giá vé máy bay nội địa

Cụ thể, với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2.250.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.200.000 đồng/vé/ chiều); đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2.890.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.790.000 đồng/vé/ chiều); đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.200.000 đồng/vé/ chiều) và đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.750.000 đồng/vé/ chiều).

Đây là mức giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không (bao gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm).

Việc tăng trần giá vé máy bay vào đúng giai đoạn kinh tế khó khăn này được coi là “phao cứu sinh” cho các hãng bay để bù đắp chi phí do “càng bay nhiều, càng gánh lỗ” trước đó. Rất nhiều chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi trong gần 10 năm qua, đặc biệt là tỉ giá, giá nhiên liệu. Việc tăng giá trần giúp các hãng hàng không cân đối được các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp, bảo đảm hoạt động khai thác trong dài hạn. Theo một cán bộ Cục Hàng không Việt Nam, mức tăng này chỉ đủ để các hãng hàng không bù đắp phần nào chi phí trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn sau dịch Covid -19.

Mặc dù các hãng bay đều khẳng định mức giá vé máy bay của năm 2024 sẽ chưa có sự thay đổi lớn, song thực tế, những biến động liên tục của thị trường hàng không thời gian qua đã vô hình trung thiết lập một mặt bằng giá vé máy bay cao. Sau Tết, từ ngày 1/3 đến 15/3, giai đoạn được cho là thấp điểm, giá vé máy bay vẫn luôn ở mức cao so với cùng kỳ những năm trước, trong đó, chặng Hà Nội đi TP.HCM vẫn từ 3.000.000 đồng/vé trở lên. Từ giữa tháng 3 cho đến dịp cao điểm hè, giá vé chặng này vẫn giữ mức từ khoảng 1.400.000 đồng/ vé trở lên. Giá vé máy bay ở hầu hết các chặng khác cũng trong tình trạng tương tự, người dân khó có cơ hội mua được vé giá rẻ như những năm trước.

Giá vé máy bay tăng khiến du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều người dân lo lắng

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại hơn 60% du khách lựa chọn phương tiện ô tô và tàu cho các tuyến từ đầu TP. HCM đến Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Tuy Hoà… và đầu Hà Nội đến Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình, Sầm Sơn… Nhiều người có kế hoạch bay từ Hà Nội vào các tỉnh phía Nam thậm chí đã phải lùi lại ngày để chờ vé máy bay giảm.

Chị Linh Trang (Hà Nội) vừa phải mua vé chặng TP. HCM – Hà Nội khởi hành giữa tháng 3 vừa rồi với giá gần 3.000.000 đồng/lượt. “Ngày Tết, giá vé chặng này cũng chỉ khoảng 3.000.000 – 3.500.000 triệu đồng/lượt, mà giờ đã qua rằm tháng giêng rồi nhưng giá vé vẫn rất cao”, chị Trang băn khoăn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thì lại càng “đứng ngồi không yên” bởi giá vé máy bay tăng đúng dịp trước thềm cao điểm du lịch hè sắp tới không chỉ gây tác động rất lớn tới ngành du lịch mà còn sẽ ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng. Thực tế, đợt cao điểm Tết năm 2024 vừa rồi ghi nhận nhu cầu du lịch tăng cao nhưng thị trường vận tải hàng không nội địa vẫn giảm 13% so với năm trước.

Theo anh Trung Anh, một hướng dẫn viên du lịch chuyên dẫn đoàn cả nội địa và nước ngoài cho biết việc điều chỉnh giá trần hàng không từ 1/3 sẽ có tác động ngay tức thì đối với các đường tour trong nước. Giá tour cũng bắt buộc phải điều chỉnh song song. Theo đó, dự báo hình thức du lịch trong cự ly gần và du lịch tự túc sẽ tăng cao.

Hiện tại, các chặng bay từ Hà Nội đi TP.HCM, Phú Quốc, Nha Trang... đang có giá rất cao và sẽ không thay đổi quá nhiều trong thời gian tới. Điều này dẫn đến giá của các tour du lịch cũng có sự chênh lệch nhất định. Thậm chí, giá nhiều tour nội địa hiện đã lên cao gần ngang bằng với giá các tour nước ngoài. Điển hình có thể kể đến các tour nội địa quen thuộc như: Tour Hà Nội – Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm có giá 6.890.000 đồng (bay khứ hồi), tour Hà Nội – Nha Trang 4 ngày 3 đêm có giá 6.990.000 đồng (bay khứ hồi). Trong khi đó, tour các nước lân cận như Thái Lan đang có giá chỉ từ trên 6.000.000 đồng – 10.000.000 đồng cho 5 ngày 4 đêm.

“Nếu tổng chi phí tour - gồm cả vé máy bay vào khoảng 7.000.000 – 10.000.000 đồng/người thì du khách sẽ chọn đi Thái Lan, Singapore nhiều hơn”, anh Trung Anh chia sẻ.

Nhiều người dân cũng cảm thấy không thoải mái với mức tăng trần giá vé máy bay. Bởi sau đại dịch lại suy thoái kinh tế, giá lại leo thang nên người dân cũng không thể đi đâu nhiều. “Đáng lý sau dịch, suy thoái kinh tế thì vé máy bay phải giảm để kích cầu du lịch thì lại tăng cao ngất. Trong khi đó, giá vé đi nước ngoài lại rẻ hơn trong nước”, chị Trang chia sẻ.

Có thể nói, trước biến động về giá vé máy bay trong thời gian tới, lượng khách trong nước đi du lịch nước ngoài nhiều hơn du lịch nội địa là khó tránh khỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch của nước nhà.

Thúy Hằng

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data