agribank-vietnam-airlines

Tăng trần giá vé máy bay gây tác động ra sao?

Hương Giang
Hương Giang  - 
Cách đây không lâu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Chính sách này đã tạo ra những tác động đáng kể đến người dân, doanh nghiệp.
aa
Vé bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cao chót vót và nhiều chặng còn ít chỗ Bộ Giao thông vận tải: Chưa bỏ trần giá vé máy bay Trần giá vé trên các đường bay nội địa tăng thêm 5%
Nhiều người dân lo lắng khó mua được vé máy bay giá rẻ
Nhiều người dân lo lắng khó mua được vé máy bay giá rẻ

Nỗi lo vẫn chưa vơi

Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực từ ngày 1/3/2024. Theo đó, nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội (dưới 500 km) và nhóm đường bay khác dưới 500 km vẫn giữ nguyên giá cũ; các đường bay từ 500 km đến 1.280 km trở lên có mức tăng từ 2,27% - 6,67%, tương đương tăng từ 50.000 đồng - 250.000 đồng so với giá vé cũ. Mức giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không.

Theo Cục Hàng không, việc trần giá vé máy bay nội địa tăng để bù đắp phần nào những tổn thất chi phí của ngành hàng không sau 2 năm đình trệ do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Trong khi đó theo ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines lý giải, lần điều chỉnh trần giá vé máy bay gần đây nhất là vào năm 2015, trong gần 10 năm qua rất nhiều chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi, đặc biệt là giá nhiên liệu, tỉ giá. Việc tăng trần giá vé máy bay nội địa là điều kiện để các hãng bù đắp chi phí và là cơ hội để các hãng tiếp tục điều chỉnh dải giá vé trên hệ thống các đường bay nội địa.

Hiện giá vé máy bay vẫn được thực hiện theo cơ chế linh hoạt, tùy tình hình thị trường, điều kiện vé, thời điểm xuất vé...

Tuy nhiên, chính sách này khiến các doanh nghiệp lữ hành “đứng ngồi không yên”. Ông Phạm Anh Vũ, Giám đốc Truyền thông, Công ty Du lịch Việt cho rằng, ảnh hưởng của việc tăng trần giá vé máy bay nội địa chưa thấy rõ tức thì vì nhu cầu hiện chưa cao, nhưng khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, khi nhu cầu tăng cao thì tác động có thể thấy rõ. Khi giá vé máy bay trong nước tăng, du khách sẽ có xu hướng so sánh giá tour nội địa với các điểm du lịch nước ngoài, từ đó không mặn mà với các tour trong nước mà hướng đến các tour du lịch nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến “ngành công nghiệp không khói” của nước nhà.

Chưa tính đến chuyện du lịch xa hay gần, nhiều người dân, nhất là người lao động, công nhân, bày tỏ lo lắng khó mua được vé máy bay với giá hợp lý, khó tiếp cận, sử dụng phương tiện này để di chuyển. Chị Vũ Thị Phương (TP. Cần Thơ) chia sẻ, dịp Tết vừa rồi, gia đình chị đã không dám đi máy bay mà chọn xe khách để về Ninh Bình vì giá vé quá đắt. Nếu mua vé khứ hồi, 4 người nhà chị Phượng phải tốn gần 25 triệu đồng tiền vé, đây là số tiền không hề nhỏ với đồng lương công nhân của chị. Nếu trần giá vé tăng thì kể cả trong năm có đợt giảm giá, chị và gia đình vẫn không đủ kinh tế để tiếp cận phương tiện này.

Một trong những vấn đề khác được dư luận quan tâm là sau khi quyết định tăng trần giá vé máy bay nội địa thì tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến có giảm và chất lượng các chuyến bay có tăng hay không? Bởi theo số liệu khai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy chuyến của Cục Hàng không Việt Nam trong tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 21.414 chuyến bay, trong đó có 4.133 chuyến bị chậm giờ, chiếm tỉ lệ 19,3 %; 98 chuyến bay bị hủy, chiếm tỉ lệ 0,5%.

Đảm bảo quyền lợi của các bên

Thấu hiểu những lo lắng này của người dân, một chuyên gia hàng không phân tích, giá vé máy bay được mở bán dựa trên quy luật cung - cầu và theo dự báo thị trường. Vé sẽ được mở bán nhiều dải từ thấp đến cao và không vượt quá giá trần quy định. Việc tăng giá trần sẽ giúp các hãng linh động trong việc đưa ra các mức giá khác nhau. Tăng trần giá vé không có nghĩa là không có vé máy bay giá rẻ. Các hãng vẫn sẽ tung ra nhiều ưu đãi, chính sách khuyến mãi để kích cầu đi lại, du lịch mùa thấp điểm... Hành khách có kế hoạch đi lại sớm, mua vé từ xa sẽ có nhiều cơ hội tiết kiệm, càng gần ngày bay, giá vé càng cao do lượng vé rẻ thường được bán từ xa ngày và các đợt khuyến mại.

Để đảm bảo quyền lợi của du khách, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã có chỉ đạo các hãng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không thực hiện đúng các quy định, triển khai bán vé trong phạm vi khung giá và chính sách giá vận chuyển nội địa của hãng. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát để hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho hành khách đi lại bằng đường hàng không, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định.

Trong dịp cao điểm hè năm 2024, cục cũng yêu cầu hãng bay chủ động làm việc, phối hợp công ty du lịch lữ hành để xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch khai thác đến các địa phương và quốc gia trọng điểm về du lịch nhằm thúc đẩy du lịch.

Còn về lâu dài, ông Nguyễn Văn Thành (nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang, Khánh Hòa) cho rằng, nếu không bỏ giá trần sẽ rất khó mong bình ổn giá vé máy bay, phát triển hàng không, du lịch bền vững. Suốt nhiều năm nay, các hãng hàng không đã nêu vấn đề giá trần và kiến nghị bỏ giá trần nhưng việc xem xét, giải quyết quá chậm, buộc mỗi hãng phải tự hành động theo hướng cắt, giảm đường bay, chuyến bay vì sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Cơ chế giá trần tạo ra sự cào bằng giữa các đối tượng hành khách, giữa người giàu muốn nhiều điều kiện về dịch vụ và sự linh hoạt, với người có thu nhập thấp hơn, người nghèo, muốn giá vé máy bay rẻ với các điều kiện áp dụng ngặt nghèo, phải mua vé xa ngày bay.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data