Gắn chi trả điện tử trong đổi mới chính sách trợ giúp xã hội
![]() | Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam |
![]() | Xây dựng một hệ thống trợ giúp xã hội trên một chuẩn thống nhất |
![]() | Vay vốn WB tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam |
![]() |
Toàn cảnh sự kiện |
Ước tính hiện nay, Việt Nam có khoảng 25-30% dân số (từ 24-28 triệu người) có nhu cầu hỗ trợ từ nhà nước và xã hội, như: người cao tuổi, người khuyết tật... Vì vậy, việc xây dựng thể chế chính sách, cải cách hành chính, thúc đẩy chi trả hỗ trợ qua hình thức điện tử… cần đặc biệt quan tâm, theo ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
“Việc ứng dụng thanh toán điện tử vào chi trả an sinh xã hội rút ngắn được thời gian, đảm bảo chi trả đủ, đúng đối tượng và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước”, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chia sẻ về lợi ích của hình thức thanh toán này.
Trên thực tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, chi trả trợ cấp xã hội thông qua hệ thống thanh toán điện tử tại địa bàn một số huyện tại Cao Bằng, Quảng Ninh và sắp tới là Vĩnh Phúc.
Theo đó, người dân chỉ cần mang căn cước công dân, chứng minh nhân dân, điện thoại ra điểm giao dịch gần nhất để được giao dịch viên hướng dẫn mở tài khoản thanh toán điện tử. Hàng tháng, tiền trợ cấp được chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân, ngay lập tức người dân được nhận thông báo qua số điện thoại đăng ký...
Bên cạnh việc thực hiện thủ tục rút tiền rất nhanh gọn và chính xác, ứng dụng thanh toán điện tử còn có thể theo dõi số tiền còn dư ở tài khoản, hay thực hiện chi trả một số dịch vụ khác như tiền điện, tiền điện thoại, internet, chuyển tiền cho người thân.
“Qua quá trình thực hiện thí điểm, kết quả thu được rất tích cực, tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại nhận trợ cấp cho người dân, cán bộ chi trả dễ kiểm soát dòng tiền, thời gian kho bạc duyệt chi cũng giảm”, đại diện Cục Bảo trợ xã hội chia sẻ thêm.
Cũng trong quá trình triển khai thí điểm, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo TS. Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội: Ngân hàng sẽ thực hiện khâu thanh toán cho đối tượng hưởng trợ cấp theo danh sách với các mức, vừa quản lý chi trả vừa hỗ trợ cho các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát thực hiện chính sách.
Tuy nhiên, thách thức vẫn còn. Hình thức thanh toán này đang gặp một số khó khăn khi triển khai cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, do năng lực tiếp cận với hình thức thanh toán điện tử còn thấp nên sẽ còn mất nhiều thời gian.
Cụ thể, một bộ phận đối tượng mong muốn nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử nhưng chưa từng có tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử và cũng chưa tìm hiểu về giao dịch điện tử; muốn thanh toán điện tử cần có bước đăng ký ngay từ đầu và có cơ sở dữ liệu chính xác nhưng tại các địa phương chưa thiết lập được hệ thống này…
Để triển khai rộng rãi thanh toán điện tử chi trả trợ cấp xã hội, Cục Bảo trợ xã hội đã đặt mục tiêu từ năm 2023 việc trả lương hưu, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo hiểm thất nghiệp, sẽ thực hiện thanh toán điện tử, và đến 2025 nhóm cuối cùng là đối tượng bảo trợ xã hội cũng sẽ không dùng tiền mặt để chi trả.
Muốn đạt được mục tiêu này, theo các chuyên gia, quan trọng nhất vẫn là thay đổi thói quen và nhận thức của người dân, đồng thời cần xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành đồng bộ.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu, mỗi người dân cần có mã căn cước công dân để kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau như trợ giúp xã hội, hộ nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, nhiều giải pháp khác cũng được các chuyên gia đề xuất. Trong đó, cần phải có lộ trình phù hợp trước mắt và lâu dài để thực hiện việc thanh toán điện tử, trong đó có việc hoàn thiện cơ sở pháp lý; tăng cường và đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đa dạng và phong phú hơn; sẵn sàng vận hành thí điểm và duy trì phương thức và cơ sở hiện có để từng bước theo lộ trình tăng cường thực hiện thanh toán điện tử hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng và trước mắt là các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
