agribank-vietnam-airlines

G7 sửa đổi quy tắc thuế cho các công ty lớn

Thái Hồng
Thái Hồng  - 
Nhóm 7 quốc gia giàu có (G7) bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ sẽ triệu tập hội nghị thượng đỉnh tại Cornwall (Vương quốc Anh) để thống nhất một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, theo đó có thể giúp các quốc gia này thu thêm thuế từ các công ty lớn và cho phép Chính phủ áp thuế đối với những gã khổng lồ công nghệ như Amazon.com Inc. và Facebook Inc.
aa

Trước đó, Thỏa thuận của các Bộ trưởng Tài chính G7 ở London gần đây đã thống nhất đề nghị của Mỹ về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu “ít nhất là 15%” đối với thu nhập nước ngoài và mở đường cho việc đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở các quốc gia sở tại, thay vì chỉ đánh thuế ở trụ sở chính.

g7 sua doi quy tac thue cho cac cong ty lon
Vấn đề thuế đối với các công ty lớn đang là một mối quan tâm hàng đầu của các nước G7

Thỏa thuận này nhằm hiện đại hóa bộ luật thuế quốc tế vốn có tuổi đời hàng thế kỷ và hạ nhiệt căng thẳng xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ bùng phát thành cuộc chiến thương mại dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nước Mỹ lúc đó đã kịch liệt phản đối các sáng kiến thuế kỹ thuật số ở các quốc gia khác nhau và đe dọa áp đặt thuế quan thương mại đối với các quốc gia có kế hoạch đánh thuế các công ty công nghệ của Mỹ.

Các Bộ trưởng Tài chính G7, sau nhiều năm thảo luận, đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để cải cách hệ thống thuế toàn cầu, để nó phù hợp với thời đại kỹ thuật số toàn cầu và quan trọng là đảm bảo sự công bằng để các công ty phù hợp trả đánh thuế đúng nơi quy định, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, ca ngợi thỏa thuận này là một bước đi chưa từng có, đánh dấu sự sẵn sàng của các quốc gia hàng đầu trong G7 và G20, hợp tác để giải quyết những thách thức quan trọng nhất mà các nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt, giúp chấm dứt “cuộc đua chạm đáy” của mức thuế tối thiểu toàn cầu trong thuế doanh nghiệp và đảm bảo sự công bằng cho tầng lớp trung lưu và những người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Thỏa thuận G7 cam kết đạt được một giải pháp công bằng trong việc phân bổ quyền đánh thuế, với các quốc gia thị trường được trao quyền đánh thuế trên ít nhất 20% lợi nhuận vượt quá biên độ 10% cho các doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất. Thỏa thuận G7 đánh dấu một bước tiến trong nỗ lực cải cách hệ thống thuế toàn cầu, cho phép các công ty lớn tiết kiệm hàng tỷ USD tiền thuế bằng cách thay đổi khu vực pháp lý. Đồng thời cũng giúp giải quyết các khiếu nại cho rằng các công ty kỹ thuật số lớn có thể kiếm tiền ở nhiều quốc gia và chỉ nộp thuế tại sân nhà.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chính quyền của ông ban đầu đã đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu là 21% nhằm ngăn chặn các quốc gia thu hút các doanh nghiệp quốc tế với mức thuế thấp hoặc bằng không. Tuy nhiên, sau các cuộc đàm phán khó khăn, một thỏa hiệp đã đạt được để thiết lập mức này ở mức 15%. Đây sẽ là một tin tốt cho các quốc gia đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, những nơi đang cố gắng phục hồi và xây dựng lại nền kinh tế của mình sau đại dịch Covid-19.

Nhưng nội dung này vẫn vấp phải tranh cãi kịch liệt trong Liên minh châu Âu, nơi các quốc gia thành viên khác nhau tính các mức thuế doanh nghiệp khác nhau và có thể thu hút các công ty tên tuổi bằng cách làm như vậy. Ví dụ, thuế suất của Ireland là 12,5%, trong khi của Pháp có thể cao tới 31%. Pháp là quốc gia đầu tiên bỏ qua quy trình đang diễn ra chậm chạp của OECD về cách đánh thuế lợi nhuận, chọn một loại thuế gây tranh cãi dành riêng cho doanh thu kỹ thuật số của các công ty lớn. Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire cho biết, 15% là một điểm khởi đầu và Pháp sẽ chiến đấu để đạt được tỷ lệ cao hơn trong những tuần tới.

Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe, quốc gia đã thu hút một số doanh nghiệp lớn trên thế giới với mức thuế thấp, bất kỳ thỏa thuận nào với mức thuế tối thiểu đều phải đáp ứng nhu cầu của mọi quốc gia, đã phát triển và đang phát triển và các quốc gia nhỏ hơn nên được phép áp dụng mức thuế suất thấp hơn nếu họ không có năng lực về quy mô như các nền kinh tế lớn hơn.

Bộ trưởng Tài chính Ý Daniele Franco cho biết, ông sẽ hướng tới việc mở rộng cuộc thảo luận khi các bộ trưởng tài chính G20 nhóm họp vào tháng 7 tại Venice. Một khi đề xuất được đồng ý, Ý sẽ không cần thuế kỹ thuật số nữa.

Một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới cũng đã có những hành động phản hồi bằng cách tập trung vào việc thỏa thuận có thể giúp làm rõ các quy tắc về nơi nộp thuế. Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook cho biết một số công ty lớn trên thế giới đã phản ứng tích cực với thỏa thuận và sẵn sàng hoan nghênh quy định thuế G7, nếu quá trình cải cách thuế quốc tế thành công và công nhận điều này có thể đồng nghĩa với việc Facebook phải trả nhiều thuế hơn và ở những quốc gia khác nhau.

Ông Jose Castaneda, người phát ngôn của Google tuyên bố rằng, công ty ủng hộ các nỗ lực cập nhật các quy tắc thuế quốc tế và hy vọng các nước tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo một thỏa thuận cân bằng và lâu dài sẽ sớm được hoàn thiện.

Thái Hồng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data