Fitch giảm triển vọng kinh tế toàn cầu
![]() | OECD cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng toàn cầu |
![]() | Fitch nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên tích cực |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo Fitch Ratings, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 dự báo chỉ ở mức 2,7%, điều chỉnh nhẹ so với dự báo 2,8% trước đó.
Brian Coulton, nhà kinh tế trưởng của Fitch cho biết: "Mặc dù Trung Quốc vẫn còn khả năng tránh được lần áp thuế quan tiếp theo của Mỹ, tuy nhiên, dự báo tăng trưởng thế giới của chúng tôi cho năm 2020 vẫn được hạ xuống. Sự không chắc chắn gia tăng về thương mại đã làm cho các công ty thận trọng hơn đối với các khoản chi đầu tư tài sản cố định".
Coulton thậm chí còn dự đoán rằng nền kinh tế nhiều quốc gia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn từ chính sách tiền tệ, nhưng cũng khó để tránh né hoàn toàn khỏi những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại. Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ giữ lãi suất không thay đổi trong năm nay, sau 4 lần tăng vào năm ngoái. Bất chấp kỳ vọng của thị trường là 3 lần cắt giảm trong năm và bắt đầu vào tháng Bảy.
Fed được cho là sẽ giữ vững lập trường lãi suất sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tuần này. Nhưng một số nhà kinh tế tin rằng, Fed có thể sẽ "mềm mỏng" hơn bằng cách cam kết cắt giảm lãi suất nếu cần thiết.
Việc Fitch cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 được giải thích là do đầu tư vào Mỹ yếu hơn; tiêu dùng giảm nhẹ ở Trung Quốc; và triển vọng kinh tế tại các thị trường mới nổi hạ.
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã dừng lại vào tháng trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tiếp theo nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không gặp ông tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản vào cuối tháng này.
"Nếu thuế quan được tăng lên và Trung Quốc trả đũa lại, tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi GDP của Mỹ có thể giảm 0,5 điểm phần trăm và Trung Quốc là 0,8 điểm phần trăm", theo Fitch.
Cuộc chiến kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà đầu tư không "mặn mà" với thị trường chứng khoán Mỹ, với những đợt bán tháo kịch tính. Tuy nhiên, các chỉ số chính đang cho thấy có sự cải thiện hơn khi nền kinh tế phát đi dấu hiệu tích cực, được cho là có thể hóa giải tác động của căng thẳng thương mại. So với đầu năm nay, chỉ số Dow Jones đã tăng 12% trong khi S&P 500 đã tăng thêm 15% và Nasdaq tăng 18%.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
