agribank-vietnam-airlines

Fed thừa nhận có nhiều áp lực

Đỗ Phạm
Đỗ Phạm  - 
"Cuộc xung đột và các sự kiện liên quan đang tạo thêm áp lực tăng lên đối với lạm phát và có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế", tuyên bố của Fed cho biết.
aa

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày 3-4/5, Fed đã quyết định tăng lãi suất chuẩn thêm 0,5%, đưa lãi suất liên bang lên phạm vi 0,75% - 1%. Dù đúng với dự kiến của thị trường, nhưng lưu ý đây là động thái tăng lãi suất lớn nhất trong 22 năm qua. Bên cạnh đó, tất cả 12 thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đều đồng thuận với mức tăng này.

Trước đó vào tháng 3, Fed đã tăng lãi suất 0,25% - lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ cuối năm 2018. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng Fed có thể nâng lãi suất mục tiêu lên mức 3% vào cuối năm nay. Nhìn lại lịch sử, Fed đã từng tăng lãi suất lên 2,37% trong thời kỳ đỉnh điểm của chu kỳ tăng lãi suất cuối cùng vào cuối năm 2018. Trước đó vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, lãi suất đã có lúc chạm tới 5,25%.

fed thua nhan co nhieu ap luc
Ảnh minh họa

Trong cuộc họp báo sau cuộc họp vào thứ Tư, Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận, lạm phát đang ở mức quá cao và hiểu những khó khăn mà lạm phát đang gây ra cũng như đang hành động khẩn trương để hạ nhiệt. Theo đó ông cho biết, các đợt tăng lãi suất 0,5% sẽ tiếp tục được thảo luận trong một vài cuộc họp tới. Nhưng Fed không muốn các mức tăng lớn hơn. "Mức tăng 0,75% không phải là điều mà FOMC đang xem xét tích cực", ông Powell nói với các phóng viên và cho biết thêm: "Nếu lạm phát giảm, chúng tôi sẽ không dừng lại, mà sẽ giảm xuống mức tăng 0,25%".

Nhưng với cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, áp lực giá lương thực và năng lượng khó có thể giảm bớt trong thời gian sớm. "Cuộc xung đột và các sự kiện liên quan đang tạo thêm áp lực tăng lên đối với lạm phát và có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế", tuyên bố của Fed cho biết. Bên cạnh đó, Fed cũng cảnh báo các đợt đóng cửa liên quan đến đại dịch Covid ở Trung Quốc có thể sẽ đè nặng lên các chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn. Những vấn đề này kết hợp với nhau có thể gây thêm áp lực lên giá tiêu dùng trong những tháng tới.

Để thắt chặt các điều kiện tiền tệ hơn nữa, Fed cũng sẽ cắt giảm bảng cân đối tài sản của mình. Theo đó dự kiến từ tháng 6 đến tháng 8 tới, Fed sẽ “giải phóng” chứng khoán Kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp với trị giá lần lượt là 30 tỷ USD và 17,5 tỷ USD. Sau đó từ tháng 9, các con số này sẽ tăng lên lần lượt là 60 tỷ USD và 35 tỷ USD.

Đỗ Phạm

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data