agribank-vietnam-airlines

Fed: Cắt giảm kích thích kinh tế có thể bắt đầu vào giữa tháng 11

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế thời đại dịch từ giữa tháng 11, theo biên bản từ cuộc họp tháng Chín của Fed được công bố hôm thứ Tư.
aa
fed cat giam kich thich kinh te co the bat dau vao giua thang 11 Hạ viện Mỹ thông qua việc nâng trần nợ ngắn hạn, ngăn chính phủ vỡ nợ
fed cat giam kich thich kinh te co the bat dau vao giua thang 11 Tăng trưởng việc làm vẫn thấp tại Mỹ
fed cat giam kich thich kinh te co the bat dau vao giua thang 11
Trụ sở Fed

Biên bản cuộc họp cho thấy các thành viên cảm nhận Fed đã gần đạt được các mục tiêu kinh tế của họ và có thể sớm bắt đầu bình thường hóa chính sách bằng cách giảm tốc độ mua tài sản thế chấp hàng tháng.

Theo đó, Fed sẽ giảm dần quy mô chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng, bắt đầu bằng cách cắt giảm 10 tỷ USD/tháng đối với trái phiếu kho bạc và 5 tỷ USD/tháng với chứng khoán thế chấp. Fed hiện đang mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng.

Fed cũng đã đặt kế hoạch kết thúc mua tài sản, nếu không có gián đoạn, vào giữa năm 2022.

“Các thành viên Fed có cùng đánh giá chung rằng với điều kiện là sự phục hồi kinh tế trên diện rộng vẫn đi đúng hướng, quá trình cắt giảm sẽ kết thúc vào khoảng giữa năm sau là phù hợp”, biên bản cho biết.

Bên cạnh đó, “các thành viên lưu ý rằng nếu quyết định bắt đầu giảm mua tài sản được đưa ra tại cuộc họp tiếp theo của Fed, quá trình giảm dần có thể bắt đầu vào giữa tháng 11 hoặc giữa tháng 12”.

Fed sẽ có cuộc họp tiếp theo vào ngày 2-3/11. Việc Fed bắt đầu quá trình giảm mua tài sản từ tháng 11 là kỳ vọng của thị trường.

Biên bản cho biết, các thành viên dự kiến sẽ là "phù hợp nếu việc giảm lượng mua tài sản được hoàn thành vào tháng 7 năm sau".

“Nếu Fed dự kiến đưa ra thông báo vào tháng 11, tôi không hiểu tại sao họ vẫn phải chờ đợi thêm", Kathy Jones, chiến lược gia tại Charles Schwab, nói và thêm rằng: "Tôi hơi ngạc nhiên bởi một số chi tiết trong biên bản, nó cho thấy một số thành viên muốn tiến hành quá trình giảm mua với tốc độ nhanh hơn. Điều này là khá nóng vội...".

Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard, là một trong những thành viên như vậy. Hôm thứ Ba, ông nói với CNBC rằng việc giảm mua tài sản nên quyết liệt hơn trong trường hợp Fed cần tăng lãi suất vào năm tới để chống lại tình trạng lạm phát kéo dài.

Tại phiên họp hoạch định chính sách tháng Chín, Fed đã bỏ phiếu nhất trí giữ lãi suất vay ngắn hạn chuẩn ở mức 0 đến 0,25%.

Fed cũng công bố bản tóm tắt các kỳ vọng kinh tế, bao gồm các dự báo về tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp. Các thành viên đã điều chỉnh lại dự báo GDP của họ cho năm nay nhưng tăng triển vọng lạm phát và cho biết họ dự kiến ​​tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn so với ước tính trước đó.

Lo ngại lạm phát gia tăng

Trong biểu đồ “dot plot” về kỳ vọng của các thành viên đối với lãi suất, Fed cho biết họ có thể bắt đầu tăng lãi suất sau năm 2022. Theo FedWatch, các thị trường hiện đang định giá đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng Chín năm sau. Và sau khi biên bản cuộc họp được công bố, các nhà giao dịch đã tăng khả năng lên 65% từ 62%.

Tuy nhiên, các quan chức nhấn mạnh rằng một quyết định cắt giảm không nên được coi là "gợi ý" về việc tăng lãi suất đang được thảo luận.

Một số thành viên tại cuộc họp tỏ ra lo ngại rằng áp lực lạm phát hiện nay có thể kéo dài hơn họ dự đoán. Các nhà giao dịch đang ước tính có 46% khả năng xảy ra hai đợt tăng lãi suất vào năm 2022.

“Hầu hết các thành viên đều nhận thấy rủi ro lạm phát đang tăng lên vì lo ngại rằng sự gián đoạn nguồn cung và thiếu hụt lao động có thể kéo dài hơn, đồng thời có thể có những tác động lớn hơn hoặc dai dẳng hơn đối với giá cả và tiền lương so với những gì họ giả định hiện nay”, biên bản cuộc họp cho biết.

Tuy nhiên, biên bản cũng lưu ý rằng một số thành viên cho rằng có thể có một số cơ hội kéo giảm lạm phát, khi các yếu tố rủi ro được giữ trong tầm kiểm soát và trở lại bình thường. Phần lớn các quan chức Fed vẫn giữ quan điểm rằng việc tăng giá hiện tại chỉ là tạm thời do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, và cùng các yếu tố khác chúng có thể sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn tiếp diễn, với báo cáo hôm thứ Tư cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,4% so với cùng kỳ trong tháng Chín - tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data