agribank-vietnam-airlines

FDI lan tỏa kém vì sự tự ti và thiếu tự tin của DN Việt

Lan Linh
Lan Linh  - 
30 năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các DN, các nhà đầu tư nước ngoài đã là một phần quan trọng trong nền kinh tế, có đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng trong khi tác động lan tỏa của FDI chưa như kỳ vọng lại đã bộc lộ những hạn chế, thậm chí là tiêu cực, như ô nhiễm môi trường, chuyển giá, sử dụng tài nguyên lãng phí... 
aa

Thậm chí đã có câu hỏi: Sau khi FDI rút đi, Việt Nam còn lại gì. Và đánh giá đúng về tác động lan tỏa của FDI, giải pháp nào để FDI như kỳ vọng là chủ đề chính của tọa đàm “30 năm lan tỏa vốn FDI” do Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài và Tạp chí điện tử Diễn Đàn Đầu Tư – BizLIVE.vn đã tổ chức chiều 6/10/2017.

FDI lan tỏa kém vì sự tự ti và thiếu tự tin của DN Việt
Quang cảnh Hội thảo

Sang Mỹ mua áo thấy sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc

Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của FDI đối với nền kinh tế nói chung, từng địa phương nói riêng trong những năm qua. Tự hào là một tỉnh thuộc hàng đầu về hấp dẫn FDI, ông Lê Duy Thành - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định FDI đã góp phần rất quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Người dân trong tỉnh đã bắt đầu được hưởng những thành quả này. DN trong tỉnh cũng đã bắt nhịp được với FDI. “Có một điều chúng tôi rất tự hào là sang thị trường Mỹ, khi đi mua quần áo thì lại thấy sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc. Chúng tôi cũng thấy ghế ô sản xuất ở Vĩnh Phúc và xuất khẩu sang Bắc Mỹ”, ông Thành chia sẻ.

Tuy nhiên, điều mà nhiều chuyên gia như GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) băn khoăn cho rằng nhược điểm chính của FDI hiện nay là tác động lan toả chưa được như kỳ vọng. Sau 30 năm kể từ ngày có dự án FDI đầu tiên vào Việt Nam, đến nay mới chỉ có được 21% DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ này là 30%, ở Malaysia là 46% .

Thế nhưng theo ông, lan tỏa chưa như kỳ vọng trước hết là do chính DN Việt Nam. “Tôi đã tiếp xúc với nhiều giám đốc làm cho DN Nhật, Mỹ, và Hàn Quốc. Theo họ, muốn thành công thì cần có 2 yếu tố. Tự tin và chủ động”, ông Mại nói. Trong khi DN Việt lại hay tự ti, thiếu tự tin và chưa chủ động.

Bên cạnh đó còn do chính sách trước hết là chính sách đầu tư cần phải điều chỉnh. “Từ đầu năm tới nay có nhiều dự án FDI có quy mô rất nhỏ mà vẫn được cấp phép. Trong khi ở lĩnh vực đó các DN Việt Nam cũng đảm đương được. Tôi tin tưởng nếu chúng ta có chính sách đúng, có nhiều DN FDI như Samsung, thì Việt Nam không chỉ được đầu tư, có công nghệ mà còn có thể đạt được mục tiêu có 2 triệu DN với phần lớn sẽ là các DN tư nhân”, ông Mại phát biểu.

Cũng cùng quan điểm về nguyên do khiến FDI chưa lan tỏa được như kỳ vọng, ông Bang Hyun Woo - Phó tổng giám đốc Samsung Vietnam nói; “Chúng tôi vẫn phải tự đi tìm các DN Việt Nam để trở thành nhà cung cấp cho mình. Chúng tôi mong các DN Việt Nam có thể tự tin hơn để trở thành nhà cung cấp cho chúng tôi”.

Samsung đã hình thành một hệ sinh thái cung cấp sản phẩm tại Việt Nam. Ba năm trước Samsung chỉ có 4 DN cung cấp (vendor) cấp 1 đến nay đã có 25 DN và cuối năm nay là 29 DN cấp 1. Trong chuỗi cung ứng của Samsung thì còn rất nhiều các DN cấp 2, cấp 3, cung cấp sản phẩm gián tiếp. Không nên tham vọng làm vendor cấp 1 mà hãy làm vendor cấp 2, cấp 3. Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, chất lượng, thì DN sẽ trở thành vendor cấp 1.

FDI lan tỏa kém vì sự tự ti và thiếu tự tin của DN Việt
Dây chuyền sản xuất ở Nhà máy Honda Vĩnh Phúc

Nộp thuế 1 tỷ đồng bỏ túi 4 tỷ đồng

Không chỉ vậy, FDI cũng đang bộc lộ khá nhiều hạn chế. “Nhà đầu tư nước ngoài nộp 1 tỷ đồng tiền thuế, họ sẽ bỏ túi 4 tỷ đồng. DN trong nước cũng vậy thôi. Nhưng 4 tỷ đồng của DN Việt sẽ vẫn ở lại Việt Nam. 4 tỷ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được chuyển về nước họ. Nếu chúng ta không có cách chăm sóc và thái độ hợp lý với FDI thì tính bền vững, việc cải thiện đời sống nhân dân sẽ khó khăn hơn”, theo ông Thành.

Vị Phó Chủ tịch kể “Một chủ DN ở Vĩnh Phúc nói với tôi rằng, không có cái gì DN Đài Loan, Trung Quốc làm được mà DN Việt không làm được. Khi tôi đến DN của anh này thì thấy có tới 20 người Nhật làm thuê cho anh ấy”. Và Vĩnh Phúc đang có rất nhiều chính sách ưu đãi và tạo điều kiện cho DN trong nước Nhà nước có chính sách hỗ trợ giúp các DN Việt phù hợp với mục tiêu và kỳ vọng FDI.

PGS.TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) lại quan tâm tới tác động lan toả chiều sâu của FDI, tức là sau khi họ đi sẽ để lại những cái gì?

Tác động lan toả đầu tiên liên quan rất nhiều đến tăng trưởng GDP. Trong cơ cấu GDP, đóng góp của FDI rất lớn nhưng đóng góp cao không có nghĩa là sẽ lan toả vào độ sâu của nền kinh tế. Thứ hai, vấn đề sâu xa là tăng năng suất lao động. Tới đây tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc tăng năng suất lao động. Vậy liệu tăng năng suất của FDI có lan toả đến năng suất trong nước hay không? DN FDI có lấn át DN tư nhân không?

Bà Tuệ Anh nói rằng đã có bằng chứng về việc tăng FDI trong cùng ngành, sẽ dẫn đến làm tăng xác suất đóng cửa của DN tư nhân do cạnh tranh gây ra. Cứ tăng 1% FDI ở các ngành liên kết xuôi, sẽ làm giảm xác suất đóng cửa của DN tư nhân ở mức 10,5%. Cứ tăng 1% FDI ở các ngành liên kết ngược có thể dẫn đến làm tăng xác suất đóng cửa lên 15,4%. Cho nên quá nhiều hỗ trợ cho FDI sẽ tăng áp lực lên phát triển DN trong nước.

“Tôi rất đồng ý về việc các DN phải chủ động nhưng nếu DN quá nhỏ thì cần có bàn tay của Nhà nước. Chính sách FDI chưa làm tốt vai trò tạo liên kết giữa DN FDI với DN trong nước”, theo bà Tuệ Anh. Còn theo TS.Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài “Đừng có trông chờ gì vào việc nhà đầu tư nước ngoài họ mở cửa cho doanh nghiệp Việt nếu doanh nghiệp chúng ta còn vừa yếu vừa thiếu! Họ phải chờ mình lớn lên để họ chọn lựa”.

Lan Linh

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data