EU vay 750 tỷ Euro để phục hồi kinh tế
Theo đó, nguồn cho quỹ sẽ được huy động, sau đó giải ngân thông qua cơ quan ngân sách châu Âu và sẽ được hoàn trả từ năm 2028 đến 2058. Cụ thể, gói 750 tỷ Euro bao gồm 500 tỷ Euro tiền tài trợ và 250 tỷ Euro tiền cho các quốc gia thành viên vay. Trong nguồn 500 tỷ Euro, 310 tỷ sẽ được đầu tư vào các hoạt động chuyển đổi kinh tế số và kinh tế xanh.
Đức và Pháp là những nước vào tuần trước đã mở ra cánh cửa để EU có thể phát hành nợ chung EU, theo đó họ đề xuất EC nên huy động 500 tỷ Euro trên các thị trường tài chính, sau đó phân phối dưới dạng các khoản tài trợ cho các nền kinh tế và lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất vì đại dịch. Sáng kiến này được mô tả như một bước “đột phá”, bước đi “lịch sử” vì Đức trước nay luôn giữ quan điểm phản đối các ý tưởng về vay nợ chung.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, hiện vẫn có bốn quốc gia trong EU (gồm Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch) về cơ bản vẫn phản đối việc cấp các khoản tài trợ như một cách để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tác động của Covid-19. Thay vào đó là các khoản vay và sẽ phải được hoàn trả. Các nước này cũng muốn phải có các cam kết cải cách kinh tế mạnh mẽ để đổi lấy bất kỳ trợ giúp tài chính nào.
Bằng cách kết hợp giữa các khoản tài trợ và cho vay, EC đang tìm cách khắc phục những khác biệt quan điểm như vậy giữa 27 quốc gia thành viên EU. Một quan chức Hà Lan (yêu cầu không nêu tên) nói với CNBC hôm thứ Tư rằng, dù nhất trí về một kế hoạch như vậy nhưng vị thế của các thành viên là rất khác nhau. Do đó, các cuộc đàm phán để đi đến thống nhất cuối cùng về đề xuất này sẽ còn mất thời gian.
Dự kiến các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU sẽ gặp nhau, có thể thông qua cuộc gọi video, vào ngày 18/6 tới với hy vọng tìm được sự đồng thuận về các chi tiết của quỹ tái thiết này. Nếu thống nhất được thì sau đó, Nghị viện châu Âu sẽ phải phê duyệt trước khi bất kỳ gói viện trợ tài chính mới nào có hiệu lực. Trong lúc chờ thống nhất về quỹ tái thiết này thì hiện cũng đang có nhiều biện pháp ngắn hạn được triển khai trên khắp châu Âu. NHTW châu Âu (ECB) đang mua trái phiếu chính phủ theo chương trình trị giá 750 tỷ Euro; và gói cứu trợ 540 tỷ Euro cũng đã được các nhà lãnh đạo EU đã thông qua vào tháng 4 vừa qua để hỗ trợ các quốc gia và DN đối phó với đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
