agribank-vietnam-airlines

ECB sẽ nới lỏng thêm chính sách

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) tăng cao hơn dự kiến vào tháng 10 và vẫn có thể tăng thêm trong những tháng tới. Song, theo các chuyên gia, điều đó sẽ không cản trở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục giảm lãi suất vào tháng 12 tới.
aa
ECB có giảm tiếp lãi suất trong năm nay? Quan chức ECB chia rẽ về bước đi tiếp theo của cắt giảm lãi suất

Theo cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại 20 quốc gia sử dụng chung đồng euro đã tăng tốc lên 2,0% vào tháng 10 từ mức 1,7% của tháng 9, chủ yếu do chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản (đã loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng) vẫn giữ nguyên ở mức 2,7%, cao hơn mức dự báo của các chuyên gia kinh tế là 2,6%.

Lạm phát tại Eurozone đã giảm nhanh chóng kể từ khi đạt mức hai con số cách đây hai năm và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% của ECB trong nửa đầu năm tới, dù có một số biến động trong những tháng cuối năm 2024.

Trả lời phỏng vấn tờ Le Monde được xuất bản ngày 31/10, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng tin tưởng lạm phát tại khu vực đồng euro sẽ đạt mục tiêu 2% của ECB vào năm 2025. “Bây giờ tôi muốn thấy mục tiêu 2% đạt được trên cơ sở lâu dài. Nếu không có cú sốc lớn, điều này sẽ xảy ra vào năm 2025”, bà nói.

Sự giảm tốc của lạm phát đã làm xuất hiện một cuộc tranh luận giữa các quan chức ECB trong những tuần gần đây. Một số quan chức cho rằng có nguy cơ lạm phát sẽ giảm xuống dưới mục tiêu và ECB sẽ phải bắt đầu kích thích tăng trưởng để ngăn chặn lạm phát quá thấp.

Trong bài phát biểu tại một hội nghị ngân hàng ở Rome, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italia Fabio Panetta - một thành viên Hội đồng Thống đốc của ECB cho rằng, ECB phải tránh rủi ro cắt giảm lãi suất quá chậm và hạ lạm phát quá mức.

“Với sự suy giảm lạm phát, chúng ta cần chú ý đến điểm yếu của nền kinh tế thực”, ông nói và nhấn mạnh thêm: “Nếu không có sự phục hồi vững chắc, chúng ta sẽ có nguy cơ đẩy lạm phát xuống dưới mục tiêu (và tạo ra) một tình huống mà chính sách tiền tệ sẽ phải vật lộn để chống lại, và điều này phải được tránh”.

Tuy nhiên, các quan chức có quan điểm diều hâu đã phản đối và chỉ ra một danh sách dài các yếu tố có thể đẩy lạm phát lên cao hơn; trong đó, mối quan ngại chính là lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn giữ nguyên ở mức 3,9%.

Điển hình như bà Isabel Schnabel cho rằng lạm phát khó có thể giảm xuống dưới mục tiêu 2%, nên việc cắt giảm lãi suất dần dần vẫn là phù hợp. “Rủi ro về việc mục tiêu lạm phát không đạt được một cách có ý nghĩa và dai dẳng vẫn còn”, Schnabel cho biết trong một bài thuyết trình tại Frankfurt. “Tăng trưởng dự kiến vào năm 2025 gần với tiềm năng, (do đó) không cần phải giảm xuống dưới mức trung lập”. Theo bà, mặc dù việc giảm lạm phát vẫn đi đúng hướng, nhưng cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa giành được thắng lợi, nên cách tiếp cận dần dần để gỡ bỏ các hạn chế vẫn là phù hợp.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho rằng, ECB nên duy trì trọng tâm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% trong trung hạn, và điều này cho phép có những sai lệch nhỏ, tạm thời xung quanh mục tiêu của mình. “Nếu lạm phát cao hơn mục tiêu nhưng hội tụ ở tốc độ đủ, thì điều này có thể không cần hành động”, Villeroy cho biết và nói thêm: "Việc duy trì lạm phát chính xác ở mức mục tiêu 2,0% mọi lúc là không thực tế và cũng không cần thiết".

Tuy nhiên, không có nhà hoạch định chính sách nào phản đối việc có thể cắt giảm thêm lãi suất vào ngày 12/12. Các nhà đầu tư tài chính hiện đang đặt cược rằng lãi suất tiền gửi 3,25% của ECB có thể giảm xuống 2% hoặc thậm chí thấp hơn vào cuối năm 2025.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data