agribank-vietnam-airlines

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chưa xin Quốc hội điều chỉnh đã duyệt vốn lên 18.000 tỷ đồng

Tri Nhân
Tri Nhân  - 
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt năm 2008. Đến nay, tuyến đường này mới hoàn thiện được 98%, vốn đầu tư đã đội lên đến 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD) nhưng vẫn cần vay thêm để đưa dự án vào sử dụng.
aa
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Cần có chế tài đối với thi công chậm
Từ 30/6/2016 sẽ khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chưa xin Quốc hội điều chỉnh đã duyệt vốn lên 18.000 tỷ đồng

Xin vay thêm 98,35 triệu USD

“Tuyến này còn một số công việc hoàn thiện hạ tầng “, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP. Hà Nội cho biết tại cuộc họp báo ngày 4/7/2019 về kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội.

Tại buổi họp báo này, phía Hà Nội cho biết, để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thành phố đã trình Thủ tướng cho vay thêm từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài 98,35 triệu USD.

Khoản tiền vay này để giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành và kinh doanh tuyến đường. Hạn trả nợ là tháng 9/2032, lãi suất 4% tổng nợ vay, phần trả lãi hơn 30.000 USD.

Kỷ lục về chậm tiến độ, đội vốn

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vốn là một niềm mơ ước của người Thủ đô nhưng đến nay đây là một dự án có nhiều vấn đề nảy sinh, đặc biệt là lập “kỷ lục” chậm tiến độ, đội vốn, quá phụ thuộc và nhà thầu, kèm theo đó là sự “thắc thỏm” về chất lượng.

Những bất cập trong quá trình thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng đã được nêu ra tại cuộc họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 chiều 5/7/2019 của Kiểm toán Nhà nước.

Dự án được phê duyệt năm 2008, năm 2010 ký hợp đồng tổng thầu EPC với thời gian thực hiện là 48 tháng, dự kiến 11/2013 sẽ đưa vào hoạt động. Tuy nhiên cho đến nay, thời gian thực hiện dự án đã kéo dài thêm 6 năm mà vẫn chưa xong.

Ông Trần Hải Đông, Trưởng Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho biết, ngay từ đầu khi lập dự án đã chưa nghiên cứu kỹ, nên khi thực hiện phải thay đổi phương án, bổ sung, thay đổi chỉ giới... nên tiến độ kéo dài dẫn đến chi phí tăng cao.

Quá trình lập dự án đầu tư có một số tồn tại dẫn tới phát sinh thỏa thuận đấu nối cơ sở hạ tầng, phương án kiến trúc, phê duyệt điều chỉnh dự án… Riêng tiến độ bàn giao mặt bằng cũng chậm 1 đến 5 tháng. Hồ sơ thiết kế giữa Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc cũng có khác bệt dẫn tới thời gian thiết kế, thẩm tra kéo dài và phải điều chỉnh nhiều lần.

“Vì thế thiết kế cả dự án là sự chắp vá, không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ và có khả năng rủi ro cả về chất lượng”, theo ý của ông Đào Xuân Tiên, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước.

Đây cũng là một dự án bị phụ thuộc quá lớn vào vốn và tổng thầu. Tổng thầu thực hiện dự án được chỉ định trực tiếp từ Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc nên phải chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc 13.751 tỷ đồng giá trị dự án theo dự toán, chiếm 77% tổng mức đầu tư.

Tư vấn giám sát do bên tài trợ vốn chỉ định mà phía Việt Nam không thể thay thế nên chi phí thuê chuyên gia tư vấn quốc tế rất lớn.

Chưa báo cáo Thủ tướng, trình Quốc hội xin điều chỉnh vốn

Chậm tiến độ kéo theo đội vốn. Tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 8.770 tỷ đồng, đội vốn lên gấp đôi, nhưng chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương trình Quốc hội xin điều chỉnh.

Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt điều chỉnh lên hơn 18.000 tỷ đồng, tức là tăng 9.231,6 tỷ đồng, tương đương 205,27% tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Trong khi đó, Luật Đầu tư công quy định dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỉ đồng thì phải báo cáo Quốc hội.

Khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư chưa xem xét đến chi phí vận hành trong khi chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong giai đoạn khai thác dẫn đến đánh giá tính hiệu quả của dự án không chính xác. Thực tế, tính toán ban đầu dự án này lỗ.

“Bộ Giao thông Vận tải cần nghiêm túc xem xét lại trách nhiệm về dự án này”, Phó Tổng kiểm toán Đào Xuân Tiên nói.

Theo kết quả kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải có 27/42 dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư 122.352 tỷ đồng và 97,27 triệu USD.

Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh 3 lần, tăng 6.812 tỷ đồng (tương đương 275,61%) so với tổng mức đầu tư ban đầu, lần 1 tăng 753 tỷ đồng (tương đương 43,8%), lần 2 tăng 1.319 tỷ đồng (tương đương 53,38%) so với lần 1, lần 3 tăng 5.493 tỷ đồng (tương đương 144,9%) so với lần 2.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư 29.937,6 tỷ đồng (tương đương 172,2%).

Tri Nhân

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data