agribank-vietnam-airlines

Đường đến thịnh vượng của Đông Nam Á khó khăn hơn

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Trong khi thu nhập giảm đi trên toàn thế giới, ảnh hưởng của đại dịch đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực mới nổi của Đông Nam Á, nơi làn sóng mất việc làm gia tăng nhanh và mạng lưới an sinh xã hội còn nhiều yếu kém.
aa

Ba câu chuyện, một bức tranh

Tại Philippines, quốc gia hiện có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất ở Đông Nam Á, một cuộc khảo sát do WB và các cơ quan địa phương công bố mới đây cho thấy, gần một nửa số DN đang phải dừng hoạt động cho biết họ không chắc chắn khi nào có thể mở cửa trở lại. Những tác động kéo dài của việc đóng cửa đã gây thiệt hại cho những người như Jenn Piñon, 35 tuổi, cư dân Manila, người đã dành nhiều năm học tập và nghiên cứu để lấy được tấm bằng mỹ thuật với hy vọng theo đuổi nghề này sẽ giúp cô đảm bảo về mặt tài chính. Nhưng thay vào đó, đại dịch đã khiến cô đột ngột mất các hợp đồng có được với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa, và buộc cô phải chuyển sang bán trứng và súp gà trực tuyến. Cô cũng đang sống “nhờ” trong một căn hộ chung cư của người bạn để cố gắng giữ cho chi phí sinh hoạt ở mức thấp nhất có thể.

duong den thinh vuong cua dong nam a kho khan hon
Các nền kinh tế Đông Nam Á có thể mất nhiều năm để phục hồi hoàn toàn sau Covid-19

Một trường hợp khác nhưng kết cục không khác là Adi Muhammad Fachrezi, 24 tuổi ở Indonesia. Cậu là người đầu tiên trong gia đình chạm được đến với cánh cổng của một trường đại học năm 2014. Chỉ với công việc đơn giản là dẫn và chỉ cho các khách du lịch xem những ngọn núi lửa cao chót vót ở Java và những bãi biển cát trắng, mỗi tháng chàng thanh niên này dễ dàng kiếm được khoảng 20 triệu Rupiah (khoảng 1.357 USD), thoải mái để trang trải học phí và ăn ở. Công việc ấy vẫn được tiếp tục cho đến ngày Covid-19 ập đến, và khoản thu nhập đó nhanh chóng cạn kiệt khi không còn du khách ghé thăm, đồng thời khiến Fachrezi phải tạm dừng việc học của mình. “Lúc này tôi đang bị cạn kiệt về tài chính”, Fachrezi cho biết.

Từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Farah, 28 tuổi, cho biết trong nhiều tháng qua đang kiếm tìm một công việc trong vô vọng. Cô đã không có thu nhập từ tháng 3 trở lại đây, hiện phải sống dựa vào mức lương khiêm tốn của chồng mình và một ít viện trợ của Chính phủ. “Chúng tôi chỉ dám ăn những gì cần thiết cốt để no bụng” cô nói. Hoàn cảnh của Farah hoàn toàn trái ngược với giai đoạn trước đây khi cô được nuôi dạy trong môi trường của tầng lớp trung lưu. Theo Farah mô tả, cuộc sống của cô bây giờ giống như thời thơ ấu đầy khó khăn của cha cô nhiều thập kỷ về trước. Hiện vợ chồng cô Farah gần như trở thành đối tượng “vô gia cư” sau khi hợp đồng thuê nhà hết hạn trong thời gian bị giãn cách xã hội. Và họ đã phải vay tiền từ người thân để trả phí đặt cọc cho căn hộ thuê hiện nay.

Quá trình hồi phục sẽ kéo dài

Những câu chuyện trên phần nào phản ánh bức tranh u ám hiện nay. Trong khi thu nhập giảm đi trên toàn thế giới, ảnh hưởng của đại dịch đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực mới nổi của Đông Nam Á, nơi làn sóng mất việc làm gia tăng nhanh và mạng lưới an sinh xã hội còn nhiều yếu kém. Theo ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khu vực này có khả năng đứng thứ hai sau tiểu lục địa Ấn Độ trong biểu đồ về số người nghèo mới ở châu Á trong năm nay.

Năm ngoái, Bain & Co. đã đưa ra dự báo rằng, khu vực Đông Nam Á sẽ có thêm ít nhất 50 triệu người tiêu dùng gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2022. Triển vọng 300 tỷ USD thu nhập khả dụng tăng thêm ở khu vực đã thu hút các tập đoàn lớn như Toyota Motors Corp hay Ikea mở rộng kinh doanh ở khu vực này. Nhưng giờ đây, với thu nhập giảm đi, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington nhận định, điều này đang và sẽ kìm hãm tăng trưởng phục hồi – bởi tiêu dùng chiếm tới khoảng 60% GDP của các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Mức độ suy thoái kinh tế ở 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á rất nghiêm trọng trong quý II vừa qua. Điều đó báo hiệu sự khó khăn về tài chính, thu nhập sẽ kéo dài với người dân. Chuyên gia của ADB ước tính, sự suy giảm về thu nhập và tỷ lệ nghèo tăng lên sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế từ 2 đến 3 năm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì đưa ra dự báo, tổng lượng thời gian làm việc tương đương với ít nhất 48 triệu công việc toàn thời gian đã biến mất trong khu vực trong quý II vừa qua.

5 nền kinh tế hàng đầu của Đông Nam Á đã từng chi hàng tỷ USD hỗ trợ thu nhập để chống lại tác động của đại dịch. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, bất chấp nỗ lực, các biện pháp bảo vệ xã hội như trợ cấp thất nghiệp trên toàn khu vực vẫn “thường không tốt như mong đợi”. Đặc biệt với những lao động phi chính thức - chiếm khoảng 76% tổng số việc làm ở khu vực này.

Trở lại Java, Fachrezi vẫn đang có niềm tin sẽ sớm được bắt đầu trở lại với công việc hướng dẫn viên du lịch của mình, nhờ đó có thu nhập để trang trải và hoàn thành khóa học truyền thông mà cậu đang theo đuổi, trở thành thành viên đầu tiên trong gia đình có được tấm bằng đại học. “Hy vọng nhất của tôi lúc này là bắt đầu lại công việc vào cuối năm để tận dụng được kỳ nghỉ lễ tới”, Fachrezi nói. Nhưng có lẽ hy vọng đó là mong manh, khi các ca nhiễm mới ở Indonesia vẫn tiếp tục gia tăng mỗi ngày.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data