Đừng để ngành Điện tử “có tiếng không có miếng”
![]() | Ngành điện tử tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Thay đổi tư duy là tất yếu |
![]() | Công nghiệp phụ trợ cũng phải bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0 |
![]() |
Cần có chính sách phù hợp đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - linh kiện... |
Năm 2019, ngành sản xuất hàng điện tử chiếm tỷ trọng 22,01% trong 4 ngành trọng yếu (14,91% trong toàn ngành công nghiệp). Đây là ngành được kỳ vọng bắt kịp xu hướng số hóa tại TP.HCM. Thế nhưng, sản xuất của ngành công nghiệp này hầu hết nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội chỉ có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Trong thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất linh kiện điện tử đang có xu hướng chuyển dịch từ các thị trường quốc tế sang Việt Nam nhờ hiệu ứng tích cực từ những cải cách thể chế, những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Ngô Đức Hoàng- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch TP.HCM cho biết, để phát triển công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp bán dẫn và linh kiện, năm 2012, TP.HCM đã ban hành “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020” (CTPTVM 1), có nội dung về đào tạo, xây dựng nhà thiết kế, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu chính sách... Rất tiếc, do yếu tố thị trường và vốn đầu tư quá lớn - một nhà máy sản xuất vi mạch với công nghệ bậc trung vào thời đó cũng cần nguồn vốn lên đến 400 triệu USD.
Tuy vậy, CTPTVM1 cũng đã đào tạo được trên 2.000 nhân lực thiết kế vi mạch; Thu hút nhiều công ty thiết kế vi mạch tên tuổi trên thế giới vào TP.HCM như Renesas, Marvell, Ampere Computing, BridgeTek, CME...; Thiết kế được các sản phẩm vi mạch thương mại, như vi xử lý 8 bit SG8V1, vi xử lý 32 bit VN1632. Hiện các sản phẩm này đang được ứng dụng vào mạng thông tin lưới điện thông minh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Ban cơ yếu Chính phủ.
Từ năm 2017, UBND TP.HCM ban hành “Chương trình phát triển công nghệ vi mạch giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030” (CTPTVM 2), chú trọng việc phát triển công nghệ thiết kế, đặc biệt chú trọng đến các vi mạch công nghệ và phục vụ cho bài toán CMCN 4.0 cũng như IoT và thành phố thông minh.
Hơn thế, ngành công nghiệp điện tử dân dụng đã có mặt từ khá sớm ở Việt Nam với những công ty như Viettronics mà hạ tầng đã có trước năm 1975 (bây giờ thuộc Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam). Đã có lúc doanh thu Tổng công ty này đạt 100 triệu USD, trong đó gia công xuất khẩu trị giá 30 triệu USD - con số rất đáng kể vào những năm cuối thập niên 90. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, tổng doanh thu hiện chỉ mức dưới 100 tỷ đồng; lợi nhuận chưa tới 5 tỷ đồng và đang ở giai đoạn chết lâm sàng.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do Vietronics đã “ngủ quên trên chiến thắng”, không đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động R&D, đào tạo nguồn nhân lực nắm bắt xu hướng phát triển công nghệ, dẫn đến không sở hữu các công nghệ lõi từ đó không thể cạnh tranh để lớn mạnh và hạ giá thành sản phẩm...
Cũng như vậy, hiện nay, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với doanh số gần 84 tỷ USD (2018), và chủ yếu là điện thoại và phụ tùng điện thoại (49 tỷ USD), máy vi tính và phụ kiện (29,5 tỷ USD), máy ảnh, máy quay phim và phụ kiện (5,3 tỷ USD).
Nhìn vào cơ cấu mặt hàng, chúng ta đã thấy ngay, đó hầu hết là sản phẩm của doanh nghiệp FDI. Nhờ có chính sách thu hút FDI hợp lý, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam, nổi bật nhất là Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã chọn Việt Nam là cứ điểm toàn cầu. Trong tương lai, với khuynh hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa. Thực tế là 95% giá trị xuất khẩu đều nằm trong khu vực doanh nghiệp FDI.
“Hệ quả của việc không đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực để có được sản phẩm dân dụng, công ty Việt Nam chỉ có thể nhắm vào phân khúc bình dân, nhập gần như nguyên board mạch từ các nước có sản phẩm giá rẻ, chỉ làm công tác quản lý chất lượng và triển khai thị trường, xây dựng thương hiệu...”, ông Hoàng nhận định.
Các chuyên gia cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, cần khuyến khích tối đa các nhà máy sản xuất vi mạch tại Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Lực lượng lao động làm việc tại các nhà máy này sẽ là nguồn lực quan trọng cho Việt Nam, tập trung vào việc phát triển lĩnh vực thiết kế, sau đó đặt hàng sản xuất ở các nhà máy nước ngoài...
Và khi đã làm chủ công nghệ lõi, việc tạo ra những ý tưởng mới, khác biệt trong thiết kế nằm trong tầm tay của Việt Nam trong khoảng mười năm tới... Quan trọng nhất, chúng ta cần phải có chính sách phù hợp đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - linh kiện...
Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với doanh số gần 84 tỷ USD (2018), và chủ yếu là điện thoại và phụ tùng điện thoại (49 tỷ USD), máy vi tính và phụ kiện (29,5 tỷ USD), máy ảnh, máy quay phim và phụ kiện (5,3 tỷ USD). Nhờ có chính sách thu hút FDI hợp lý, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam, nổi bật nhất là Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã chọn Việt Nam là cứ điểm toàn cầu. Trong tương lai, với khuynh hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa. Thực tế là 95% giá trị xuất khẩu đều nằm trong khu vực doanh nghiệp FDI. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
