Đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất thiết bị viễn thông
![]() | Thủ tướng: Đất nước cần nhiều Viettel hơn nữa |
![]() | Giải pháp viễn thông cho thương mại điện tử |
Tham dự Hội nghị đại diện một số lãnh đạo ngành Truyền thông các nước trong khu vực; đại diện lãnh đạo UBND và Sở TT&TT các tỉnh: Lai Châu, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, đại diện một số Bộ, ngành và gần 500 đại biểu là các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TT&TT. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng, CMCN 4.0 đang tạo ra các chuyển đổi chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, đời sống xã hội, thậm chí từng người dân. Đó là sự nổi lên của những mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi trong phương thức sản xuất, sự chuyển dịch trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, những chuyển biến này là cơ hội và động lực cho các nước đi sau vượt lên trước thông qua việc nhanh chóng tái định hình cơ cấu sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. Dựa trên nền tảng số hóa và sự hội tụ của nhiều công nghệ, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra một thế giới kết nối số với số lượng thiết bị kết nối khổng lồ mà hệ quả là chúng ta đang và sẽ chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ của ngành công nghiệp.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Thứ trưởng khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm xây dựng tầm nhìn, định hướng và chính sách trong tất cả ngành nghề và lĩnh vực kinh tế - xã hội để tận dụng lợi thế vượt trội mà cuộc CMCN 4.0 mang lại. “Là cơ quan nhà nước quản lý trong lĩnh vực BCVT, CNTT, Bộ TT&TT đang trình Chính phủ xây dựng các chính sách ưu tiên để đáp ứng và tạo đà cho sự chuyển đổi của các ngành kinh tế, công nghiệp và dịch vụ với một số trọng tâm như: khuyến khích phát triển hạ tầng băng rộng và hạ tầng cơ sở dữ liệu. Hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất.
Bộ TT&TT tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp viễn thông, CNTT, kết hợp giữa phát triển công nghiệp nội địa và thu hút đầu tư nước ngoài, đón nhận sự chuyển dịch trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu của khu vực về sản xuất thiết bị viễn thông, CNTT và thiết bị IoT”, Thứ trưởng Phan Tâm nói. "Một vấn đề quan trọng không kém là phát triển nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng số để người lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng đáp ứng yêu cầu việc làm trong tương lai để không ai bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp này".
Thứ trưởng Phan Tâm bày tỏ mong muốn thông qua Hội nghị hôm nay, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng chia sẻ về tầm nhìn, phương hướng phát triển, các đề xuất và cơ chế chính sách, giải pháp cần thiết để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư thế hệ mới trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại Hội nghị, bốn hội thảo chuyên đề diễn ra trong 2 ngày (27 và 28/9) tập trung vào các chủ đề: Chính sách đầu tư kết nối số đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0; Kết nối ASEAN số; Giải pháp và dịch vụ số trên nền tảng 4G/5G và Tương lai cuộc sống đô thị.
Bên lề Hội nghị, Triển lãm India - ASEAN ICT Expo được tổ chức với sự tham gia của 30 doanh nghiệp viễn thông và CNTT Ấn Độ và Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia Triển lãm giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp viễn thông và CNTT; các giải pháp IoT ứng dụng trong các ngành kinh tế xã hội như smart city, quản lý giao thông, nông nghiệp, ngân hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
