Đua rót vốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh
![]() | Nhà đầu tư ngoại rót vốn vào lĩnh vực y tế |
![]() | Có nên rót vốn vào bất động sản trong năm 2020 |
![]() | Sôi động cuộc đua rót vốn vào khởi nghiệp |
Đơn cử trong năm ngoái, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), sau khi chuyển nhượng thành công 4 công ty thành viên cho Công ty cổ phần nông nghiệp Trường Hải, đã quyết định đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi lợn. Theo đó, tập đoàn này đã chuyển toàn bộ số nợ phải thu hơn 5.800 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai thành vốn góp, biến công ty này thành công ty con của HAGL để kỳ vọng gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Ghi nhận đến cuối năm 2020 cho thấy, chỉ sau 3 tháng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi heo, doanh thu từ mảng kinh doanh mới đã mang về cho HAGL hơn 121 tỷ đồng, chiếm 13% tổng doanh thu cả tập đoàn, thậm chí còn vượt cả mảng kinh doanh chính là chế biến mủ cao su.
Các tập đoàn khác như Lộc Trời và Thủy sản Nam Việt (Navico) trong năm qua cũng đã có những quyết định “bẻ lái” ngoạn mục khi đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Cụ thể, Lộc Trời, sau khi nhận thấy sự sụt giảm mạnh của mảng kinh doanh cốt lõi là thuốc bảo vệ thực vật do khó khăn từ khâu nhập khẩu, doanh nghiệp này đã tranh thủ cơ hội bung mạnh vốn cho lĩnh vực mới là dịch vụ nông nghiệp. Với lợi thế sẵn có từ việc triển khai các mô hình cánh đồng mẫu lớn, Lộc Trời đầu tư tối đa nguồn vốn và nhân lực cho dịch vụ marketing nông nghiệp và dịch vụ phun thuốc bằng máy bay. Kết quả cho thấy, kết thúc năm 2020 tập đoàn này đã triển khai dịch vụ phun thuốc bằng máy bay cho khoảng 26.000 ha đất lúa, kết nối maketing sản phẩm nông nghiệp cho hơn 214.000 nông dân, đưa doanh thu từ mảng dịch vụ nông nghiệp đạt mức trên 300 tỷ đồng, vượt gần 20% so với kế hoạch đề ra.
![]() |
Hòa Phát kỳ vọng, các nhà máy sản xuất vỏ container sẽ tiêu thụ phần lớn lượng thép cuộn cán nóng của dự án Dung Quất 2 |
Còn đối với Navico, việc chuyển hướng kinh doanh cũng cho kết quả tích cực với nhiều hứa hẹn. Trong năm 2020, doanh nghiệp này đã lần lượt đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các công ty con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện mặt trời là Nam Việt Solar, Ấn Độ Dương Solar và Đại Tây Dương Solar. Kết quả cho thấy, đến quý 4/2020 Navico ghi nhận doanh thu từ điện mặt trời hơn 8,1 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp mảng điện mặt trời lên đến 81% và bắt đầu đóng góp đáng kể cho công ty mẹ.
Bước sang năm 2021, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lên kế hoạch mở rộng kinh doanh, đầu tư vào các lĩnh vực mới. Ghi nhận từ thị trường cho thấy, hiện nay lần lượt các tập đoàn lớn như Hòa Phát, Phú Tài, Vĩnh Hoàn, Hoá chất Đức Giang, Bất động sản Thế Kỷ… cũng đã bổ sung thêm vào danh mục kinh doanh của mình những ngành, lĩnh vực mới với kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá.
Ở phía Hòa Phát, đầu tháng 3 vừa qua, tập đoàn này đã dồn hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các nhà máy sản xuất vỏ container tại các khu vực gần cảng biển Hải Phòng và Đông Nam bộ. Lãnh đạo Hòa Phát kỳ vọng với công suất dự kiến cho nhà máy đầu tiên khoảng 500.000 TEU/năm (xây dựng tại Đồng Nai hoặc Bình Dương), doanh nghiệp sẽ tiêu thụ phần lớn sản lượng thép cuộn cán nóng của dự án Dung Quất 2. Thêm vào đó, trong bối cảnh lượng vỏ container rỗng trên thị trường ngày một khan hiếm, tập đoàn này cũng kỳ vọng lĩnh vực sản xuất vỏ container sẽ là lĩnh vực giá trị gia tăng mang lại doanh thu lớn cho hệ sinh thái sản xuất gang thép của mình.
Đối với “đại gia” ngành nuôi tôm là Thủy sản Vĩnh Hoàn, những kỳ vọng về chuyển biến mới trong lĩnh vực chế biến sâu cũng đang kích thích doanh nghiệp này bỏ vốn lớn vào các thương vụ mua bán sáp nhập những công ty chế biến thực phẩm. Theo đó, ngay trong tháng đầu năm nay Vĩnh Hoàn đã hoàn tất hồ sơ mua lại gần 50% vốn của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang với giá 348 tỷ đồng. Việc mua lại Sa Giang sẽ giúp Vĩnh Hoàn đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất bánh phồng tôm và tạo cơ sở để chiếm lĩnh thị phần chủ đạo trong lĩnh vực này, bởi hiện nay Sa Giang là đơn vị mạnh trong ngành bánh phồng tôm với 3 nhà máy, công suất trên 15.000 tấn thành phẩm/năm và đang xuất khẩu đến 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo chuyên gia đầu tư tài chính Phan Lê Thành Long, việc ngày càng nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn mở rộng, lấn sân sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới như kể trên xét ở góc độ thị trường có thể xem là tích cực. Bởi với sự biến động mạnh của các yếu tố liên quan đến đứt gãy thị trường và các chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sẽ phải xác định một cấu trúc vốn tối ưu để đảm bảo không bị động trong các chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều khiến sức khỏe tài chính suy giảm. Việc thu hẹp các lĩnh vực không hiệu quả để dồn nguồn lực đầu tư cho các mảng có lợi thế cạnh tranh và đang có nhiều tiềm năng sinh lợi sẽ giúp doanh nghiệp tái cấu trúc vốn và tái cấu trúc sản phẩm nhanh hơn. Trong ngắn hạn sẽ giúp các doanh nghiệp cân bằng được các chỉ số tài chính, tối ưu hóa được quyền lợi cổ đông để tập trung cho các chiến lược đầu tư bền vững, dài hạn.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
