Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi): Băn khoăn thời điểm bỏ hộ khẩu giấy
![]() |
Theo đề xuất của Bộ Công an, việc quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy như hiện nay sẽ được chuyển sang sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 21/10 về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị Quốc hội tán thành phương án bỏ hộ khẩu giấy từ giữa năm 2021 để tránh phiền hà cho người dân.
Tuy nhiên, hiện có tới gần 30 thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu, tạm trú nên để bỏ được cần cả hệ thống phải thay đổi. Trong thảo luận, còn hai luồng ý kiến khác nhau về thời điểm bỏ sổ hộ khẩu giấy.
Trong đó, một số đại biểu đề nghị cần ban hành một số quy định chuyển tiếp để các cơ quan nhà nước đáp ứng được mà không làm phát sinh thêm thủ tục. Theo phương án này, người dân được tiếp tục dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022 để chứng minh nơi cư trú. Khoảng thời gian chuyển tiếp này sẽ giúp đảm bảo trong quá trình cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lưu trú đang hoàn thiện, kết nối chưa liên thông thì người dân vẫn có giấy tờ để chứng minh khi cần làm các thủ tục hành chính.
Ngược lại, luồng ý kiến khác cho rằng phương thức quản lý cư trú mới cần được thực hiện ngay khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2021. Điều này sẽ tạo áp lực để sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Vì còn ý kiến khác nhau, nên vấn đề này sẽ gửi phiếu để các đại biểu ghi ý kiến, trước khi trình Quốc hội xem xét. Dự kiến Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 13/11 tới.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
