Dư mua nhóm cổ phiếu đầu cơ lớn
![]() | Chứng khoán chiều 12/10: CP vừa và nhỏ giao dịch tích cực |
![]() | Có 451 cổ phiếu được đưa vào rổ chỉ số chung VNX Allshare |
Ngày 12/10, áp lực bán ra mạnh ở một số cổ phiếu lớn khiến VN-Index rung lắc khá mạnh. Theo quan sát, áp lực bán từ các bluechip lớn như KBC, DPM, PVD… cộng thêm một số ông lớn như GAS, BVH cũng chưa có tín hiệu khởi sắc. Cổ phiếu thép chịu áp lực chốt lời khá mạnh. HSG giảm 1%, HPG lùi về mốc tham chiếu 41.900 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị.
![]() |
NĐT vẫn chọn mua vào cổ phiếu vì thị trường đang có nhiều thông tin hỗ trợ |
Tuy áp lực chốt lời lớn, song nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục là tâm điểm của dòng tiền, tiêu biểu là FLC. Chỉ trong phiên sáng, FLC đã có 13,46 triệu đơn vị được khớp, rõ ràng thanh khoản của FLC vượt trội so với phần còn lại.
Ngoài ra, khá nhiều mã đầu cơ khác có thanh khoản tốt là KBC, HAG, TNT, VHG, HHS, OGC, HQC, DLG, HAR… trong đó đa phần là tăng điểm. Cổ phiếu TCH và ROS cũng duy trì mức trần. Đây là phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp của TCH kể từ khi niêm yết, thanh khoản khá tốt với hơn 0,88 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần 1,76 triệu đơn vị.
Điều này giúp cho chỉ số VN-Index vẫn giữ được nhịp tăng, không đỏ sàn như nhiều người lo ngại. Sàn HNX cũng duy trì được nhịp tăng tốt hơn vì có nhóm Tài chính - Ngân hàng gồm ACB, SHB, PTI, VNR… gia tăng giá trị.
Cũng giống như sàn HoSE, dòng tiền trên sàn HNX cũng tập trung tại một số mã có tính đầu cơ cao. Trong đó, PVX vẫn là mã có thanh khoản cao nhất và dư mua trần khá lớn. Bên cạnh đó, khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị còn có SHB, SCR, SHN và KLF. PVS cũng khớp hơn 1 triệu đơn vị, song cũng như các mã dầu khí lớn khác, đa phần là giảm điểm. Ngược lại, các mã AAA, NTP, DBC, VCS, VC3… đều tăng để hỗ trợ HNX-Index.
Như vậy, tính từ đầu tuần đến nay, thị trường đã cho thấy nhiều biến động mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền vào thị trường trong phiên giao dịch, khi tâm lý thị trường là rất thận trọng.
Tuy vậy, như đã nói ở trên, dòng tiền vào nhóm đầu cơ khá mạnh nên sắc xanh trước đó vẫn được duy trì. Một điểm tích cực nữa giúp cho thị trường không bị trùng lại đó là khối ngoại vẫn có xu hướng mua vào. Trong đó, nhóm cổ phiếu mà khối ngoại mua chủ yếu tại hai mã REE với khối lượng giao dịch đạt 700 nghìn cổ phiếu, và VNM đạt 378,4 nghìn cổ phiếu.
Với diễn biến hiện tại, có thể thấy rằng, TTCK đang có bước đi trái chiều so với quy luật. Đó là khi thị trường xuất hiện áp lực bán chốt lời, thì NĐT sẽ thận trọng không còn mua vào cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện nay, NĐT vẫn chọn mua vào cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ vì nhận thấy thị trường đang có nhiều thông tin hỗ trợ, qua đó, cơ hội tăng trưởng của các cổ phiếu còn lớn.
Cụ thể, trên bình diện vĩ mô, kỳ vọng về việc nới room và thoái vốn của SCIC vẫn đang là yếu tố hỗ trợ lớn đối với các cổ phiếu như VNM, FPT, BMP, NTP… khi lộ trình thoái vốn đang đi vào giai đoạn nước rút. Cuối tháng 9, SCIC công bố sẽ thoái toàn bộ vốn tại Habeco và một phần sở hữu tại Sabeco từ nay đến hết năm.
Sau khi giảm mạnh đến giữa tháng 9, VNM cũng đã ổn định trở lại quanh mốc 140.000 đồng/CP sau khi có thông tin SCIC sẽ thoái bớt 9% cổ phần tại doanh nghiệp này ngay trong 2016. Nếu VNM và FPT đang được hỗ trợ bởi thông tin SCIC thoái vốn thì VCB lại được thị trường đón nhận tích cực nhờ kế hoạch phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Tương tự, việc giá dầu hồi phục sau thỏa thuận sản lượng của OPEC cũng có tác động tốt đến các cổ phiếu dầu khí lớn như GAS, PVD và PVS. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng những kỳ vọng trên đã phản ánh phần nhiều vào giá. Do đó, sự hồ hởi ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể chỉ duy trì trong ngắn hạn, cho phép các cổ phiếu này ổn định ở mặt bằng giá hiện tại và khó tạo ra sự tích cực trên diện rộng.
Còn theo nhận định của Rồng Việt, sự mạnh lên của các cổ phiếu lớn đã đưa P/E của VN-Index lên 16,7 lần; riêng P/E VN30-Index cao hơn hẳn ở mức 18,0. Dù mặt bằng định giá của hầu hết cổ phiếu trên thị trường vẫn còn tương đối thấp, khả năng nhóm cổ phiếu lớn có sự điều chỉnh sẽ hạn chế đáng kể dư địa tăng giá của thị trường trong ngắn hạn.
Trong khi VN-Index tiếp tục kiểm định ngưỡng 700 điểm, giới phân tích đánh giá thông tin rò rỉ về KQKD sẽ tạo ra phân hóa và diễn biến khả quan ở một số nhóm cổ phiếu nhất định. Để có được tỷ suất lợi nhuận tốt, NĐT cần chú trọng vào việc lựa chọn cổ phiếu hơn là theo đuổi diễn biến của thị trường chung.
Nhìn chung, trong xu hướng phân hóa chung của tháng 10, dù thị trường có diễn biến thế nào, giới chuyên môn vẫn cho rằng nhà đầu tư nên tập trung vào những cổ phiếu có KQKD quý III và cả năm với kỳ vọng khả quan và định giá P/E và P/B tương đối thấp so mặt bằng chung.
Trong đó, nhóm ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, BĐS công nghiệp, du lịch–giải trí luôn là nhóm cổ phiếu được nhiều người đánh giá cao. Bên cạnh đó, khả năng lãi suất giảm được duy trì ở mức thấp sẽ tăng mức hấp dẫn của các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức tiền mặt cao, đồng thời là yếu tố hỗ trợ đối với những DN đang sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính như BĐS và phát triển hạ tầng.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
