agribank-vietnam-airlines

Du lịch Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Mặc dù Việt Nam đã mở cửa các hoạt động du lịch quốc tế từ tháng 3/2022, ngành du lịch vẫn đang gặp nhiều thách thức. Việc phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc cũng như nguy cơ cung vượt cầu tại một số điểm đến góp phần gia tăng áp lực khiến quá trình khôi phục của ngành du lịch diễn ra chậm hơn so với các quốc gia khác.
aa

Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels APAC nhận định: “Trước đại dịch, lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,9% mỗi năm trong giai đoạn 2009 - 2019. Điều này đã thúc đẩy phát triển các dự án nghỉ dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2019, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 phòng khách sạn trung cao cấp đi vào hoạt động".

du lich viet nam doi mat nhieu thach thuc
Ảnh minh họa

Đại dịch đã giáng đòn nặng nề vào đà tăng trưởng của ngành bất động sản nghỉ dưỡng, và chúng ta sẽ cần rất nhiều nỗ lực để ngành có thể khôi phục hoàn toàn. Thậm chí ngay trước khi đại dịch xảy ra, với số lượng lớn nguồn cung phòng lớn đang hoạch định và phát triển, ngành du lịch Việt Nam cần nguồn cầu tăng trưởng 20%-30% mỗi năm để theo kịp tốc độ phát triển nguồn cung.

Trong hai tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón 1,8 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019. Hai thị trường khách quốc tế lớn hiện nay là du khách Hàn Quốc với 560.000 lượt và Mỹ 148.000 lượt. Bên cạnh đó, ngành du lịch đón tiếp 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự thiếu vắng khách Trung Quốc đem đến nhiều thách thức cho quá trình khôi phục của ngành du lịch. Trước khi đại dịch xảy ra, gần một phần ba trong tổng số 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 là khách Trung Quốc. Thậm chí một số điểm đến ven biển phụ thuộc rất lớn vào nguồn khách này, chẳng hạn như khách Trung Quốc chiếm 70% tổng lượt khách quốc tế đến Nha Trang năm 2019.

Theo ông Mauro Gasparotti, nguồn khách nội địa cũng như thị trường khách Hàn Quốc đang hỗ trợ quá trình khôi phục tại một số thị trường ven biển như Đà Nẵng, với các khu nghỉ dưỡng ghi nhận mức công suất phòng vượt mức 50%. Trong khi đó, Nha Trang vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do thị trường Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại như trước. Đồng thời đây cũng là một trong địa phương có số lượng nguồn cung phòng lớn tại Việt Nam trong giai đoạn trước dịch.

Theo thống kê của Savills Hotels, Nha Trang cung cấp hơn 24.000 phòng thuộc phân khúc trung cao cấp, trong đó khoảng 50% đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2017-2019. Để khôi phục hoạt động du lịch, Nha Trang cần sự phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp trong việc xây dựng lại hình ảnh địa phương để thu hút các nguồn khách khác.

Ông Mauro Gasparotti cho rằng, việc Trung Quốc cho phép tổ chức lại các đoàn khách du lịch đến Việt Nam là điểm sáng gần đây, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc quá phụ thuộc vào một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro do đặc tính dễ biến động của ngành du lịch.

Bà Uyên Nguyễn - Trưởng bộ phận Tư vấn Savills Hotels APAC cho biết, trong năm 2022, nhu cầu lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng ở những điểm đến lân cận thành phố lớn gia tăng, tuy nhiên nguồn cầu đang sụt giảm nhẹ kể từ đầu năm nay. Việc các quốc gia đã mở cửa biên giới, gỡ bỏ hoàn toàn các yêu cầu nhập cảnh đã thúc đẩy nhu cầu du lịch nước ngoài của du khách trong nước.

Ông Mauro Gasparotti cho rằng, thị trường Việt Nam chưa có sự đa dạng về sản phẩm lưu trú, du lịch cũng như cần nâng cấp chất lượng dịch vụ. Nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng đến việc lựa chọn những mô hình phù hợp với xu hướng mà chỉ đơn thuần sao chép các sản phẩm hiện hữu.

"Thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên tôi đánh giá ngành bất động sản nghỉ dưỡng vẫn có nhiều cơ hội dành cho những nhà đầu tư nắm bắt tốt các xu hướng, nhu cầu của du khách. Những mô hình mới, đáp ứng nhu cầu của tệp du khách trẻ trong nước và quốc tế như poshtel, khu phức hợp nghỉ dưỡng với các tiện ích giải trí, khách sạn dịch vụ chọn lọc, mô hình co-living và co-working, v/v là những mô hình có thể cân nhắc tại thị trường Việt Nam", ông Mauro Gasparotti chia sẻ.

Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm năng để phát triển những dự án hạng sang tại các trung tâm thành phố cũng như các điểm du lịch nghỉ dưỡng, với một số lượng Branded Residence giới hạn.”

Theo bà Uyên Nguyễn, nhu cầu về các sản phẩm nghỉ dưỡng chú trọng đến yếu tố chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng với nhiều mô hình có thể cân nhắc như các khu nghỉ dưỡng với hoạt động yoga, trị liệu, khu dân cư dành cho người cao tuổi (senior living), khu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe và khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp lân cận các thành phố lớn.

Theo đó, thị trường sẽ cần dịch chuyển theo hướng chú trọng về chất hơn về lượng, tập trung kiến tạo những điểm nhấn và đem đến hiệu quả hoạt động vận hành.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data