Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến thông qua sớm nhất tháng 10/2022
![]() | Đại biểu Quốc hội: Cần quan tâm tới hậu giám sát |
![]() | Hoàn thành quy trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo Quốc hội khóa XV |
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) phát biểu tại phiên thảo luận |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bổ sung 1 dự án vào Chương trình năm 2021 (dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê vào Chương trình kỳ họp thứ 2 tháng 10/2021) để trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp.
Đồng thời, lùi thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Sau khi điều chỉnh, bổ sung như trên, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 sẽ bao gồm, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021): thông qua 01 dự thảo Nghị quyết. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021): thông qua 01 dự án luật theo quy trình tại 01 kỳ họp; cho ý kiến 05 dự án luật (Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ).
Về dự kiến Chương trình năm 2022, có các mốc và dự án luật đáng quan tâm sau. Tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sẽ xem xét thông qua đối với 5 dự án luật kể trên, trên cơ sở đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).
Đưa vào Chương trình để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), sau đó thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) đối với 04 dự án luật bao gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Riêng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để Quốc hội nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa dự án Luật này vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp.
Trong quá trình chuẩn bị, nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp”, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết.
Thảo luận tại hội trường, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất. Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị cần đẩy nhanh hơn tiến độ chuẩn bị, và có thể trình Quốc hội ngay kỳ họp cuối năm nay (kỳ họp thứ 2 vào tháng 10/2021) để sớm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang), luật Đất đai sửa đổi từng được đưa ra nhưng cũng nhiều lần xin lùi thời gian. Theo tiến trình thì dự án Luật Đất đai phải tới giữa năm 2023 mới được thông qua, tới năm 2024 mới có hiệu lực và các văn bản thi hành cụ thể. Trong khi đó, đây là dự luật rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi về sở hữu đất đai của người dân nên cần đẩy nhanh tiến độ trình dự án luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp cuối năm 2021 để xem xét và thông qua sớm hơn.
Cùng quan điểm, đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hoà) cần phải nỗ lực để cuối năm 2022 ban hành được luật Đất đai sửa đổi, để thể hiện quyết tâm của Chính phủ và Quốc hội với vấn đề nóng và rất được quan tâm này.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu và giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long cho biết việc đưa Luật Đất đai vào kỳ họp tháng 5/2022 cố gắng rất lớn của các cơ quan do đây là nội dung rất lớn, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề.
Trong phiên thảo luận chiều nay, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn rất biến phức tạp, khó lường và khó có thể sớm chấm dứt ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Nhưng Quốc hội chưa có bất cứ văn bản chính thức nào liên quan phòng, chống dịch. Chính vì vậy, đại biểu này đề nghị Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về phòng, chống Covid-19 để người dân và các địa phương đồng lòng, quyết tâm, đoàn kết, tự tin và vững vàng hơn chống dịch hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
