Đồng Yên trên đà suy yếu
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó vào thứ Ba, đồng Yên đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ xung quanh 115,50 mỗi USD, trước khi chốt phiên chạm đáy 5 năm ở mức 116,35. So với đồng Euro, đồng Yên cũng rơi khỏi mức trung bình động 200 ngày, xuống mức thấp nhất trong hai tháng là 131,45 mỗi Euro và dao động tăng nhẹ lên mức 131,06 mỗi Euro vào đầu phiên giao dịch ngày 6/1. Với một số đồng tiền khác, đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn sáu năm so với đồng Franc của Thụy Sỹ và mức đáy 7 tuần so với đồng Aussie (đô la Úc).
Theo chuyên gia kinh tế Andrew Ticehurst của Nomura, số ca nhiễm Covid-19 cao hơn đáng kể ở Mỹ và cao hơn một chút ở Trung Quốc dường như chủ yếu thúc đẩy các mối quan tâm về chuỗi cung ứng và lo ngại về lạm phát cao hơn ở Mỹ hơn là tác động tới tăng trưởng kinh tế. Điều này đã dẫn đến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trong những ngày giao dịch đầu năm và khiến chênh lệch ngày càng gia tăng với lợi tức tại Nhật Bản. Những yếu tố như vậy khiến đồng Yên tiếp tục bị tổn hại.
Bên cạnh đó, biên bản từ cuộc họp tháng 12 của Fed vừa công bố nhấn mạnh mức độ nhạy cảm mới đối với lạm phát của các nhà hoạch định chính sách Fed cũng như cho thấy sự sẵn sàng hành động (tăng lãi suất) của họ. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn đang “miệt mài” kích thích kinh tế, BoJ vẫn cố gắng giữ vững vị thế nới lỏng tiền tệ và những yếu tố này thêm một lần nữa khiến đồng Yên bị đẩy vào vị thế yếu hơn.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
